Sống ở Nhật Bản. - Cho người Việt Nam
Sống ở Nhật Bản. - Cho người Việt Nam
不動産投資のマメ知識

Chiếc xe ô tô bị đâm nát, sở cảnh sát Nhật Bản đem về “thờ” và câu chuyện khiến nhiều người rơi nước mắt

 

Chiếc xe ô tô bị đâm nát, sở cảnh sát Nhật Bản đem về "thờ" và câu chuyện khiến nhiều người rơi nước mắt

Nếu có đến sở cảnh sát Futaba, tỉnh Fukushima, Nhật Bản, bạn sẽ thấy một chiếc xe ô tô được thờ với những bình hoa nghiêm trang đặt trước. Khi nghe câu chuyện thực sự đằng sau, nhiều người đã không cầm được những giọt nước mắt.

Mới đây, trên trang Twitter của tài khoản tên Tkn@604 có đăng tải những bức hình được chụp tại sở cảnh sát Futaba, huyện Futaba, tỉnh Fukushima, Nhật Bản.

Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ rằng đó chỉ là những bức hình vô cùng bình thường. Tuy nhiên, khi biết được sự thật đằng sau tấm hình, nhiều người đã không cầm lòng được trước câu chuyện cảm động.

Chiếc xe ô tô bị đâm nát, sở cảnh sát Nhật Bản đem về thờ và câu chuyện khiến nhiều người rơi nước mắt - Ảnh 1.

Chiếc xe của 2 cảnh sát thiệt mạng trong thảm họa động đất sóng thần năm 2011.

Được biết, đây là một chiếc xe ô tô của sở cảnh sát Futaba. Tuy nhiên, nó đã bị hỏng nặng sau một vụ tai nạn vào năm 2011 trong thảm họa động đất sóng thần. Phía trước mặt là một bàn thờ nhỏ với nhiều hoa và nhiều món đồ lưu niệm. Bên cạnh là một tấm biển với dòng chữ.

“Xe tuần tra của cảnh sát bị hỏng nặng sau thảm họa động đất năm 2011”

Chiếc xe ô tô bị đâm nát, sở cảnh sát Nhật Bản đem về thờ và câu chuyện khiến nhiều người rơi nước mắt - Ảnh 2.

Rất nhiều hoa và đồ lưu niệm đặt trước khu tưởng niệm.

Theo dòng thông tin trên một tấm biển bên cạnh, vào ngày 11/3/2011, 2 sĩ quan cảnh sát, Yoichi Masuko (41 tuổi) và Yuta Sato (24 tuổi) đang làm nhiệm vụ đi tuần tra.

Ngay sau khi có thông tin về động đất, 2 sĩ quan đã lái xe khắp vùng để kêu gọi người dân đi sơ tán khẩn cấp. Tuy nhiên, chiếc xe đã bị những con sóng lớn tấn công. Hai nhân viên cảnh sát bị cuốn ra biển.

Một tháng sau, người ta tìm thấy thi thể của cảnh sát Yochi cách bờ biển 30km, còn thi thể của chị Yuta Sato vẫn chưa được tìm thấy.

Sau khi đưa được chiếc xe về sở cảnh sát, những nhân viên tại đây đã quyết định sẽ dựng lên khu tưởng niệm 2 cảnh sát đã ra đi mãi mãi để bảo vệ người dân.

Chiếc xe như một chứng nhân lịch sử, gợi nhớ mọi người về sự tàn khốc của thảm họa thiên nhiên và sự tận tụy đến quên mình của những cảnh sát Nhật Bản.

Chiếc xe ô tô bị đâm nát, sở cảnh sát Nhật Bản đem về thờ và câu chuyện khiến nhiều người rơi nước mắt - Ảnh 3.

Dòng thông tin về chiếc xe cảnh sát và câu chuyện cảm động.

Chiếc xe ô tô bị đâm nát, sở cảnh sát Nhật Bản đem về thờ và câu chuyện khiến nhiều người rơi nước mắt - Ảnh 4.

Rất đông người đến đây mỗi năm để tưởng nhớ 2 chiến sĩ cảnh sát dũng cảm.

Chiếc xe ô tô bị đâm nát, sở cảnh sát Nhật Bản đem về thờ và câu chuyện khiến nhiều người rơi nước mắt - Ảnh 5.

Một tháng sau vụ tai nạn, người ta tìm thấy thi thể của cảnh sát Yochi cách bờ biển 30km, còn thi thể của chị Yuta Sato vẫn chưa được tìm thấy.

Theo thời đại

2017年9月9日by tuan
不動産投資のマメ知識

Cố thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ ra điều người Nhật vượt trội tất cả các quốc gia châu Á, riêng Singapore mất 10-15 năm mới gần bằng họ

 

Cố thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ ra điều người Nhật vượt trội tất cả các quốc gia châu Á, riêng Singapore mất 10-15 năm mới gần bằng họ

Thế giới biết đến “kỳ tích Nhật Bản” sau thế chiến thứ hai, khi quốc gia này từ nước bại trận vươn lên thành nền kinh tế hàng đầu thế giới. Thành công đó đến từ tinh hoa của người Nhật, điều không quốc gia nào ở châu Á có thể tương xứng với họ.

Nhật Bản tự cho mình là một dân tộc đặc biệt, vì vậy, bất cứ người nào sinh ra là một người Nhật thì họ sẽ ở trong vòng màu nhiệm đó, còn nếu không, bạn sẽ không thể có nó. Việc coi mình là đặc biệt hoang đường này, theo cố thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, đã tạo cho họ một sức mạnh đáng gờm với tư cách một quốc gia, một tập đoàn, hay một đội nhóm trong bất kỳ nơi làm việc nào.

“Không có quốc gia nào ở châu Á có thể tương xứng với họ, kể cả người Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, hay những người dân Đông Nam Á”, ông nói. Dù từng là thủ tướng của một trong những con rồng Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, ông Lý Quang Diệu vẫn thừa nhận người Nhật vượt trội hơn hẳn so với người dân Singapore.

Cố thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ ra điều người Nhật vượt trội tất cả các quốc gia châu Á, riêng Singapore mất 10-15 năm mới gần bằng họ - Ảnh 1.

Lời đánh giá của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu cũng được một người Nhật khác, là Nobuo Hizaki, Giám đốc điều hành công ty Nichison, khẳng định lại khi ông này cho rằng khả năng làm việc của nhân công của Singapore chỉ bằng 70% so với người Nhật, và phải mất 10-15 năm nữa mới có thể gần được bằng họ.

“Công nhân Nhật Bản lành nghề hơn và đa năng hơn, linh động hơn và dễ thích nghi hơn, và họ ít khi đổi việc hoặc nghỉ việc vô tổ chức. Họ chấp nhận yêu cầu học tập và rèn luyện suốt đời. Tất cả các công nhân đều coi họ là lao động trí óc, không phải lao động bàn giấy hay lao động chân tay. Các kỹ thuật viên, các nhóm lãnh đạo và các giám thị đều sẵn sàng xắn tay áo lên làm việc”, cố Thủ tướng Singapore tổng kết.

Cố thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ ra điều người Nhật vượt trội tất cả các quốc gia châu Á, riêng Singapore mất 10-15 năm mới gần bằng họ - Ảnh 2.

Sự thành công của người Nhật cũng đến từ khả năng làm việc nhóm, phối hợp nhịp nhàng “và khít khao như những viên mẫu xếp hình Lego”. Theo đánh giá của người từng đứng đầu chính phủ Singapore, nếu một chọi một, nhiều người Trung Quốc có thể tương xứng với người Nhật, nhưng trong một nhóm, đặc biệt là đội nhóm sản xuất trong xí nghiệp, thì rất khó đánh bại người Nhật Bản.

Thay vì chỉ nghĩ đến việc làm tròn bổn phận của mình, người Nhật sẵn sàng làm thay đồng nghiệp chỉ để công việc được hoàn thành. Họ thực hiện kỷ luật một cách vô cùng chính xác, như luôn để điều hòa nhiệt độ không dưới 25 độ C, tắt điện mỗi khi ra khỏi khu vực làm việc, hợp tác tối đa với các quản lý của mình.

Cố thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ ra điều người Nhật vượt trội tất cả các quốc gia châu Á, riêng Singapore mất 10-15 năm mới gần bằng họ - Ảnh 3.
Theo nhịp sống kinh tế
2017年9月8日by tuan
不動産投資のマメ知識

Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Người Nhật làm việc như những con kiến, sống trong chuồng thỏ nhưng sản xuất những sản phẩm hoàn hảo nhất”

 

Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: "Người Nhật làm việc như những con kiến, sống trong chuồng thỏ nhưng sản xuất những sản phẩm hoàn hảo nhất"

Nói đến sản phẩm của Nhật Bản, người ta thường nhắc kèm hai từ “hoàn hảo”. Họ đóng cửa thị trường trong nước và xuất khẩu không ngừng những sản phẩm hoàn hảo nhất, từ thép, xe hơi, máy vô tuyến đến sản phẩm điện tử, mang về hàng tỷ USD.

Trong mỗi cá nhân sinh ra tại đất nước mặt trời mọc có một loại quyết tâm kỳ lạ: họ tin rằng bản thân mình có thể thành công, ở mọi cấp độ, nếu nỗ lực không ngừng. Tất cả xã hội lao động đó đưa mình vào một cuộc đua không có điểm dừng, cuộc đua tối đa hóa năng suất lao động, xuyên suốt trong niềm tự hào về nghề nghiệp mà họ lựa chọn.

Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: Người Nhật làm việc như những con kiến, sống trong chuồng thỏ nhưng sản xuất những sản phẩm hoàn hảo nhất - Ảnh 1.

Trong suốt chuyến viếng thăm vào cuối những năm 1970 đến Takamatsu, một thành phố trên đảo Shikoku, cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã chứng kiến một ví dụ không thể nào quên được về cách người Nhật Bản tự hào trong công việc của họ.

Khi ấy, đại sứ Nhật Bản chiêu đãi ông một bữa tối tại khách sạn tốt nhất của họ, với thức ăn tuyệt ngon, dù chỉ có ba sao.

Cố Thủ tướng Singapore nhớ lại khi viết trong cuốn hồi lý nổi tiếng của mình: “Riêng trái cây và món tráng miệng, một bếp trưởng khoảng 30 đến 40 tuổi xuất hiện trong bộ đồ trắng tinh khiết biểu diễn tài gọt vỏ hồng vàng và lê giòn điêu luyện của ông ta với một con dao sắc. Quả là một màn trình diễn tuyệt vời!”.

Tò mò về cách người đầu bếp luyện tập các kỹ năng của anh ta, ông Lý Quang Diệu đã nhận được câu trả lời khiến bản thân rất ngạc nhiên: Sự tự hào trong công việc và không bao giờ cảm thấy xấu hổ về khởi đầu là nguyên nhân cho thành công ngày hôm nay của vị bếp trưởng.

Người nghệ nhân bắt đầu với công việc là một người giúp việc trong bếp, rửa chén đĩa, gọt khoai tây và cắt rau.Năm năm sau, anh ta tốt nghiệp là một đầu bếp cấp thấp; mười năm sau, anh ta trở thành bếp trưởng trong khách sạn này và tự hào về điều đó. Giờ đây, anh ta cắt trái cây trước mặt các nguyên thủ với kỹ nghệ hiếm có, và vẫn vui vẻ làm việc tại nơi đã giúp anh ta thành công, dù đó chỉ là một nhà hàng 3 sao.

Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: Người Nhật làm việc như những con kiến, sống trong chuồng thỏ nhưng sản xuất những sản phẩm hoàn hảo nhất - Ảnh 2.

Với người Nhật, không xuất phát điểm nào là thấp kém, và họ luôn làm việc với lòng mong mỏi vượt trội hơn các vai trò được giao, dù là đầu bếp, bồi bàn, hay những người hầu phòng. Điều này đã tạo nên năng suất cao trong các ngành dịch vụ; còn trong sản xuất, đó là chìa khóa khiến “các sản phẩm có xuất xứ từ xứ xở hoa anh đào hầu như không có khuyết điểm”.

Với người Nhật, sự rập khuôn trong suy nghĩ rằng bản thân cần làm việc như những con kiến, sống trong những chuồng thỏ, đóng cửa thị trường trong nước và xuất khẩu không ngừng những sản phẩm hoàn hảo nhất, từ thép, xe hơi, máy vô tuyến đến sản phẩm điện tử đã mang đến cho đất nước Nhật Bản thành công hiếm có, khó có thể lặp lại ở bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới.

Sự tận tụy trong công việc của người Nhật từng khiến cố Thủ tướng Lý Quang Diệu sốc, bởi họ luôn gắn trách nhiệm cá nhân rất nặng lên nhiệm vụ được giao. Một kỹ sư người Nhật thậm chí còn tự sát vì nhận ra bản thân mắc sai lầm trong việc tính toán chi phí một dự án, khiến công ty bị giảm lợi nhuận. “Chúng tôi không thể tưởng tượng được bất kỳ một người Singapore nào có thể cảm thấy trách nhiệm cá nhân nặng nề như vậy”.

Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: Người Nhật làm việc như những con kiến, sống trong chuồng thỏ nhưng sản xuất những sản phẩm hoàn hảo nhất - Ảnh 3.
Theo Nhịp sống  kinh tế
2017年9月8日by tuan
不動産投資のマメ知識

Chỉ với một câu nói, Nhật Bản đã giúp Singapore trở thành “hòn đảo trí thức” phồn thịnh hàng đầu của châu Á .

Chỉ với một câu nói, Nhật Bản đã giúp Singapore trở thành "hòn đảo trí thức" phồn thịnh hàng đầu của châu Á

Người Singapore thường tự hào nói rằng họ có thể trở thành con hổ châu Á nhờ vào máy điều hòa. Nhưng chính người Nhật mới là “tác giả” của một Singapore phồn thịnh như ngày nay.

Lịch sử kinh tế Singapore nhấn mạnh thời điểm năm 1980, khi quốc gia này bắt đầu có những biến động tích cực đầu tiên về chỉ số kinh tế. Suốt giai đoạn 10 năm bắt đầu tư 1980, Singapore chuyển mình từ đất nước nghèo đói sang thung lũng công nghệ cao, sản xuất chất bán dẫn, phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng.

Rất nhiều người khi nói về giai đoạn bước ngoặt của Singapore đều nhớ tới câu chuyện về chiếc điều hòa – thứ đã khiến hòn đảo vốn có thời tiết khắc nghiệt ở ngoài khơi bán đảo Malaysia trở thành địa điểm lý tưởng đặt trụ sở cho các công ty đa quốc gia. Thế nhưng, điều thật sự đưa Singapore trở nên khác biệt với phần còn lại của Đông Nam Á lại đến từ Nhật Bản.

Chỉ với một câu nói, Nhật Bản đã giúp Singapore trở thành hòn đảo trí thức phồn thịnh hàng đầu của châu Á - Ảnh 1.

Năm 1980, các quan chức từ Bộ Thương mại và Công nghiệp của Singapore đến thăm các đối tác ở Bộ Thương mại và Công nghiệp quốc tế Nhật Bản (MITI) để lập một biểu đồ về tiến trình công nghiệp sau chiến tranh của Nhật Bản. Tại đây, người Singapore nhận thấy “sự thần kỳ Nhật Bản” đến từ tư duy đổi mới khác thường.

“Họ đã không quay trở lại với những xưởng đóng tàu và đẳng cấp quân nhân cổ lỗ của Nhật Bản”, cố Thủ tướng Lý Quang Diệu nhận định. Theo ông, Nhật Bản đã di chuyển rất nhanh tới những ngành công nghiệp tri thức sáng tạo, nhằm bắt kịp tương lai thay vì cố gắng vực dậy những niềm tự hào đã qua.

Không chỉ nhận ra bài học đáng giá từ Nhật Bản, đoàn quan chức của Singapore còn nhận được lời khuyên giúp quốc đảo sư tử chuyển mình, trở thành “hòn đảo tri thức” của châu Á.

“Lời khuyên của MITI dành cho các quan chức của chúng tôi trong những năm 1980 là với vị trí địa lý và môi trường sẵn có của Singapore, chúng tôi hãy chuẩn bị vai trò khả thi là một trung tâm tri thức và thông tin nhằm bổ sung cho Tokyo.

Chúng tôi suy nghĩ nhiều về lời khuyên của các chuyên gia MITI. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng những gì cần làm cho một trung tâm tri thức và thông tin như vậy, chúng tôi chú trọng việc giảng dạy các môn khoa học, toán và tin học trong tất cả các trường học.

Chỉ với một câu nói, Nhật Bản đã giúp Singapore trở thành hòn đảo trí thức phồn thịnh hàng đầu của châu Á - Ảnh 2.

Chúng tôi tin học hóa toàn bộ bộ máy chính quyền để làm gương cho các khu vực kinh tế tư nhân. Chúng tôi khuyến khích qua thuế thu nhập bằng cách cho phép khấu hao nhanh các máy tính. Quyết định đó đã đưa chúng tôi vượt lên trên các nước láng giềng”, ông Lý Quang Diệu kể lại trong tập hồi ký của mình.

Lời khuyên từ những đồng nghiệp người Nhật đã “gieo hạt cho những kế hoạch” lớn của Singapore. Chính phủ của Thủ tướng Lý Quang Diệu đã biến đất nước này thành một hạt nhân trí thức, liên kết hoàn toàn bằng những đường cáp quang và với trung tâm tri thức và thông tin chính ở Tokyo, New York, London, Paris và Frankfurt cũng như các nước láng giềng như Kuala Lumpur, Jakarta, Bangkok và Manila.

Và nói không ngoa, Nhật Bản chính là một trong những “đồng tác giả” của Singapore phồn thịnh và hiện đại ngày nay.
Theo Nhịp sống kinh tế
2017年9月7日by tuan
不動産投資のマメ知識

Cách người Nhật cải tạo đất hoang ở Trung Quốc , sau 5 năm mọi thứ đều bất ngờ

3 công ty lớn của Nhật Bản gồm Asahi Breweries, Sumitomo Chemical và Itochu chỉ mất 5 năm để biến một lô đất hoang ở Trung Quốc thành nông trại chất lượng cao.

Độc đáo cách 3 công ty Nhật Bản hồi sinh đất hoang, gây dựng nông trại

Ba công ty hàng đầu của Nhật Bản bắt đầu thuê mảnh đất rộng 1.500 mẫu này vào năm 2006.

Ba công ty hàng đầu của Nhật Bản bắt đầu thuê mảnh đất rộng 1.500 mẫu này vào năm 2006, hợp đồng thuê đất của họ diễn ra trong vòng 20 năm. Thế nhưng sau 5 năm trời, mảnh đất bỏ hoang này vẫn bị… bỏ hoang khi tại nơi đây cỏ dại vẫn mọc đầy rẫy, đất trồng vẫn không được cải tạo khiến nhiều người hoài nghi.

Người Nhật Bản đã làm gì với mảnh đất bỏ hoang?

Trong vòng 5 năm đầu tiên, người Nhật Bản để cho mảnh đất này được “thở” và nghỉ ngơi sau khi chất lượng của nó xuống cấp vì bị ngấm thuốc trừ sâu, phân bón và các chất độc hóa học trong một thời gian dài. Sau 5 năm, họ mới bắt tay vào thực hiện công việc cải tạo.

.

Đầu tiên, họ chăn nuôi bò. Phân của bò được sử dụng để cải thiện chất lượng đất. Đất dùng vào việc trồng những cây xanh không bị ô nhiễm nên người Nhật đã chú trọng vào khâu cải thiện chất lượng đất ngay từ những bước đầu tiên. Những cây trồng này là nguồn thức ăn chính của bò nên chỉ khi cây trồng đạt chất lượng cao thì sữa bò mới đạt được chất lượng tốt, sản lượng đáng kể. Sản phẩm sữa bò không đạt chuẩn đều sẽ bị đổ đi.

Sau khi chăn nuôi bò, người Nhật Bản trồng cây ăn quả và các loại củ, lương thực phổ biến. Trong suốt quá trình trồng cây và chăn nuôi, họ không dùng bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật hay hóa chất. Chính vì thế mà sản lượng hoa quả và rau do họ trồng đạt sản lượng rất thấp và tốn kém chi phí vô cùng.

Quả ngọt từ cách làm hay

Ngay từ lúc quyết định thuê canh tác mảnh đất ở Lai Dương, người Nhật Bản nhận nhiều phản ứng, thái độ không mấy niềm nở từ người dân Trung Quốc.

Họ không biết rằng người Nhật Bản đã tìm hiểu rất kỹ về mảnh đất này. Khi so sánh với những mảnh đất ở các tỉnh, thành phố khác thì đây là mảnh đất có tương lai phát triển hơn do độ màu mỡ cao, không bị ô nhiễm nặng, có nguồn nước ổn định và cách xa khu công nghiệp, chế xuất lớn. Những sản phẩm được làm ra trên mảnh đất này sẽ đạt chất lượng cao, lành mạnh và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Khi người Nhật Bản quyết nói không với thuốc trừ sâu, các hóa chất để tăng sản lượng, người dân Trung Quốc cho rằng họ thật ngốc nghếch với cách làm việc không chỉ kém hiệu quả mà còn tiêu tốn nhiều chi phí.

Các sản phẩm chủ yếu như sữa bò, hoa quả và rau củ được lấy từ mảnh đất Lai Dương đều đạt tiêu chuẩn quốc tế. Họ sản xuất ra mỗi lít sữa bò có giá 22 tệ (khoảng 70.000VND), đắt hơn giá sữa trong nước gấp 1,5 lần. Mỗi cân dâu tây do họ sản xuất có giá 120 tệ/kg (khoảng 400.000 VNĐ).

Các nguồn nông phẩm đắt tiền này hiện nay chỉ có 10% cung cấp tới thị trường Thượng Hải và Bắc Kinh. Do giá khá cao nên cung không đáp ứng cầu, vì vậy 90% nguồn hàng họ sẽ xuất ngược về thị trường Nhật Bản để tiêu thụ.

Việc nói không với hóa chất khi canh tác, cải tạo của người Nhật Bản không chỉ bảo vệ môi trường, thu lại lợi nhuận tốt, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, mà còn nâng cao đời sống của người dân.

Cách làm việc của người Nhật Bản luôn khiến cả thế giới bất ngờ và phải ngả mũ nể phục. Quan niệm sống của người Nhật là “Trước khi trồng cây cần chăm đất, trước khi chăm sóc đất cần giáo dục con người”, họ đã luôn làm đúng theo điều đó và liên tục gặt hái được thành quả tốt ngày nay.

 Theo Trí Thức Trẻ
2017年9月5日by tuan
不動産投資のマメ知識

Người Nhật dùng mạng xã hội ít nhất thế giới

(VNF) – Các trang mạng xã hội như Twitter, Line, Facebook, Instagram đang được người Nhật sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, dù số lượng người dùng ngày càng tăng cao nhưng thời gian người Nhật dành cho mạng xã hội được xếp vào diện thấp nhất thế giới.

Người Nhật dùng mạng xã hội ít nhất thế giới

Theo số liệu mới được công bố bởi ICT Research and Consulting, tính đến cuối năm 2015, Nhật có 68,72 triệu người dùng mạng xã hội. Con số này dự kiến sẽ lên mức 74,86 triệu vào cuối năm 2018. Mặc dù phần lớn người dùng hiện đang trong độ tuổi 10-20 nhưng tính toán của các tổ chức nghiên cứu cho thấy số lượng người dùng trong độ tuổi 40-50 ngày một nhiều hơn.

Mặc dù số người dùng mạng xã hội tại Nhật đang ngày càng tăng cao nhưng theo số liệu thống kê được GlobalWebIndex khảo sát với 34 nước trên thế giới và công bố mới đây cho thấy mỗi ngày, người Nhật chỉ dành 19 phút cho mạng xã hội.

Trong khi đó người Philippines chiếm ngôi đầu bảng với 3 giờ 56 phút mỗi ngày. Đứng thứ hai là Hàn Quốc với 1 tiếng 3 phút. Con số cho thấy khoảng cách lớn về thời gian dùng mạng xã hội của người Nhật so với các láng giềng.

“Ở Nhật, người ta chỉ dùng mạng xã hội để giao tiếp và chia sẻ thông tin với những người bạn thân”, Giáo sư Yohei Tsunemi, chuyên gia nghiên cứu về hành vi người dùng mạng xã hội tại Đại học Thương mại Chiba, cho biết.

Người Nhật dường như khá “miễn nhiễm” với các thông tin độc từ mạng xã hội và luôn cân nhắc lợi hại trong từng hành động của mình, để làm lợi cho xã hội hoặc ít nhất là không trở thành gánh nặng của xã hội.

“Keyboard Warrior” là thuật ngữ dùng để chỉ những người chuyên dùng bàn phím để gây chiến, nói linh tinh những điều vô thưởng vô phạt, nếu dịch ra tiếng Việt, có thể dùng nghĩa “anh hùng bàn phím” để mô tả tương đương. Thuật ngữ này dường như không tồn tại ở Nhật Bản.

Người Nhật không hiểu “anh hùng bàn phím” là gì.

Ngày 10/4/2015, gần 150 con cá voi mắc cạn tại Hokota, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản, cả thế giới lo sợ và đồn đoán về hiện tượng lạ này và coi đó là dấu hiệu cho một trận đại động đất sắp giáng xuống Nhật Bản, khi trước đó, đã có nhiều trận động đất xảy ra sau khi hiện tượng tương tự được ghi nhận tại New Zealand và chính Nhật Bản trước đó.

Báo chí nước ngoài đua nhau lật lại sự kiện này, tuy nhiên không có báo Nhật nào liên kết câu chuyện và so sánh về sự trùng lặp với những trận động đất, trong đó có hai trận là trận Christchurch và đại động đất ở vùng Tohoku Nhật Bản năm 2011, ghi nhận sự bất thường của cá voi và cá heo trước khi thảm họa diễn ra.

Trên mạng xã hội Yahoo và Twitter, những người dân Nhật cũng ý thức “dập” những dòng tin hoang mang bằng lập luận mạnh mẽ hoặc kiềm chế việc đưa tin chưa được kiểm chứng.

Các tài khoản YouTube của báo Nhật chặn hết các bình luận nhằm tránh những tin đồn có thể lây lan. Sau cùng, nguyên nhân dự đoán cá heo chết được các chuyên gia đầu ngành của Nhật đưa ra là do cá bất ngờ rơi vào vùng nước lạnh, bị sốc và viêm phổi, Nhật thở phào nhẹ nhõm.

Câu chuyện trên cho thấy, ngay từ cơ quan truyền thông chính thống của Nhật Bản cũng luôn có tính chọn lọc, cân nhắc thông tin để truyền tải đến người dân nên người dân luôn tin vào báo chí, tin vào các chuyên gia, tin vào truyền thông chính thống hơn các tin xuất hiện trên mạng xã hội.

Kể cả khi thảm hoạ xảy ra, người Nhật không lên mạng xã hội kêu than, họ ngay lập tức bắt tay vào những việc khác, điều này làm Facebook khá mờ nhạt trong việc hỗ trợ thông tin liên quan đến trận động đất tại Kumamoto, trái ngược hẳn với động đất tại Nepal, khủng bố tại Pháp…

Facebook tại Nhật rất im ắng, trong hai trận động đất 6,2 và 7,3 độ Richter xảy ra liên tiếp vào ngày 14 và 15/4/2016 tại thành phố Kumamoto, đảo Kyushu, Nhật Bản khiến ít nhất 38 người thiệt mạng và gần 2000 người bị thương.

Các sinh viên di chuyển đồ dùng cá nhân của mình khỏi kí túc xá đã bị hư hại tại Kumamoto.

Trong đoạn tin đầu tiên về động đất trên fanpage của tờ Asahi Shimbun chỉ có 97 lượt chia sẻ, trong khi đó con số này trên fanpage của Yahoo Japan 394 lượt chia sẻ với 66 bình luận.

Asahi Shimbun và Yahoo Japan là những trang trực tuyến rất có tiếng và được ưa thích tại Nhật. Trên trang Facebook cá nhân của người dùng Nhật, hoặc những fanpage khác, có rất ít thông tin về động đất. Họ chủ yếu dùng Facebook để thông báo với những bạn bè quốc tế, thậm chí có nhiều dòng tin dành để nhắn nhủ người Việt Nam, do có khá nhiều người Việt sinh sống tại Nhật.

Đây là những con số thể hiện sự tương tác rất khiêm tốn giữa Facebook và xã hội thực, nhưng lại không phải điều quá ngạc nhiên đối với Nhật Bản, một quốc gia luôn giáo dục công dân mình rất kỹ, khi thảm hoạ xảy ra, họ sẽ phải làm những gì để chạy đua với thời gian.

Tuy nhiên, số lượng người sử dụng mạng xã hội tại Nhật đang ngày càng gia tăng. Ban đầu người Nhật cực kỳ sợ Facebook bởi người dùng không thể giấu được danh tính của mình. Thế nhưng sau thảm họa năm 2011, thái độ của người Nhật với Facebook cũng thay đổi hơn, họ đánh giá cao những giá trị mà trang mạng xã hội này mang lại.

Line được dùng nhiều nhất ở Nhật.

Mạng xã hội được người Nhật sử dụng nhiều nhất hiện nay là Line – được ra mắt bởi công ty NHN Nhật Bản – với hơn 50 triệu người dùng thực tế. Line đã phát triển rất nhanh tại Nhật với nhiều tính năng mới, từ gọi điện video cho đến trò chơi và nhiều phiếu mua hàng giảm giá.

Cũng giống như Line, Twitter tại Nhật cũng nhờ có thảm họa động đất sóng thần năm 2011 mà phát triển nhanh chóng lên 35 triệu người dùng. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã trao đổi một số những thông điệp với không ít nhà lãnh đạo thế giới qua Twitter. Nhiều ngôi sao showbiz của Nhật cũng sử dụng Twitter để trao đổi với người hâm mộ.

Thành công về mặt kinh doanh của Twitter tại Nhật cực kỳ lớn, Ví như nhà phân phối phim Fast & Furious 7 đã sử dụng Twitter để quảng bá cho phim và doanh số phòng vé tăng đến 70% so với lần công chiếu phim phiên bản trước.

Theo Tài Chính Quốc  Tế

2017年9月5日by tuan
不動産投資のマメ知識

Trung Quốc vẫn là một nước “nghèo”?

 

Trung Quốc vẫn là một nước “nghèo”?

Trung Quốc vẫn còn là một nước “nghèo”, ít nhất là theo một số thước đo phổ biến về chất lượng cuộc sống, và tiềm năng có được một bước đại nhảy vọt lên thành quốc gia phát triển.

Bốn thập kỷ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đã giúp Trung Quốctrở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, mọi chuyện không hề tốt đẹp như thường được mô tả trên các phương tiện xã hội. Trung Quốc vẫn còn là một nước “nghèo”, ít nhất là theo một số thước đo phổ biến về chất lượng cuộc sống, và tiềm năng có được một bước đại nhảy vọt lên thành quốc gia phát triển.

Chẳng hạn, hãy lấy GDP bình quân đầu người của Trung Quốc làm ví dụ. Trong năm 2016, con số này là 6894,50 USD, thấp hơn mức trung bình của thế giới đến 55%, theo trang web Tradingeconomics.com.

Tuy nhiên, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc hiện gấp gần 600% so với mức kỉ lục của họ vào thời điểm 1962 (132 USD). Điều này nghĩa là phúc lợi xã hội của người dân Trung Quốc đã tăng đáng kể so với hồi năm 1962, một phần là nhờ vào những cải cách của bộ máy lãnh đạo của họ trong bốn thập kỷ qua.

Một số thước đo chủ chốt của Trung Quốc:

Dĩ nhiên, mọi người đều không có cảm giác Trung Quốc nghèo nữa, đặc biệt là với những người đang sống trong khu vực Đông Nam Á và được hưởng lợi nhiều nhất từ sự mở cửa của nền kinh tế Trung Quốc.

Tuy nhiên, quốc gia này hiện phải đối mặt với nạn tham nhũng. Ở tiêu chí này, Trung Quốc hiện đang xếp gần những quốc gia nghèo khác như Ấn Độ và Pakistan, nhưng lại cách khá xa những quốc gia giàu có như Mỹ.

Tham nhũng dẫn đến chủ nghĩa thân hữu, giết chết sự cạnh tranh, đổi mới và làm giàu cho những tầng lớp trên của nền kinh tế, gây thiệt hại cho số đông. Điều này không tốt cho tăng trưởng trong tương lai của Trung Quốc và khiến cho quốc gia này cũng chẳng khá hơn gì so với những nền kinh tế thị trường mới nổi khác như Argentina, một quốc gia cứ mãi ngụp lặn giữa ranh giới “mới nổi” và “phát triển” mà chưa bao giờ gia nhập được nhóm các quốc gia giàu có.

Một điều tệ hại nữa là Trung Quốc đang phải hứng chịu tình trạng ô nhiễm. Quốc gia này là nơi thải ra lượng carbon dioxide (tác nhân chính dẫn đến hiệu ứng nhà kính) hàng đầu thế giới, và tình trạng này sẽ không thể sớm thay đổi trong tương lai.

Ô nhiễm làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày và giá trị các tài sản quốc gia, như bất động sản. Nếu ô nhiễm tiếp tục diễn ra với tốc độ hiện tại, thì có thể bất động sản sẽ là thứ vô giá trị ở quốc gia này. Các thế hệ trẻ sẽ chọn cách ra đi, thay vì chuyển đến các thành phố ô nhiễm sinh sống, làm giảm nhu cầu dành cho loại tài sản này, khiến cho vấn đề công suất quá mức trở nên tồi tệ hơn, và tăng trưởng kinh tế bị chậm lại.

Nói tóm lại, Trung Quốc đã tiến một bước xa, từ một quốc gia kém phát triển lên thành một nền kinh tế mới nổi, đánh bại Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, họ vẫn còn một chặng đường dài phía trước, cả trong số lượng lẫn chất lượng cuộc sống, trước khi thực hiện bước đại nhảy vọt để trở thành một trong những quốc gia giàu có của thế giới.

Theo Tai chinh quoc te

2017年9月4日by tuan
不動産投資のマメ知識

Việt Nam sẽ có Trung tâm khoa học công nghệ hạt nhân trước 2025

VOV.VN – Theo Viện nghiên cứu nguyên tử Việt Nam, trước năm 2025, Việt Nam sẽ đưa vào hoạt động Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân.

Trung tâm nghiên cứu mới sẽ giúp Việt Nam có điều kiện triển khai thực hiện các nghiên cứu hiện đại, thúc đẩy ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và từng bước nâng cao tiềm lực khoa học, công nghệ hạt nhân quốc gia.

Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân được xây dựng với sự giúp đỡ của Liên bang Nga, sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Nga dành cho Việt Nam (khoảng 500 triệu USD), gồm hai hợp phần dự án tại Đà Lạt và Hà Nội.Trọng tâm dự án là lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, có công suất dự kiến khoảng 15 MW, gấp 30 lần so với lò phản ứng hạt nhân hiện tại ở Đà Lạt. Việc xây dựng Trung tâm sẽ giúp nâng cao năng lực khoa học công nghệ lâu dài để tiếp thu công nghệ được chuyển giao, tiến tới sự tự chủ trong vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện hạt nhân, đảm bảo cho các nhà máy vận hành an toàn, đạt hiệu quả kinh tế.

Theo ông Trần Chí Thành – Viện trưởng Viện nghiên cứu nguyên tử Việt Nam, trong dự án điện hạt nhân, do công nghệ đã được chuẩn hóa, nên việc khó nhất chính là xây dựng, thiết kế lò hạt nhân sử dụng được lâu dài, cấu hình phải đạt được mục tiêu nghiên cứu, sản xuất đồng vị phóng xạ phục vụ phát triển kinh tế.

Ngoài đạt được mục tiêu phục vụ nghiên cứu, lò hạt nhân còn phải sản xuất các đồng vị phóng xạ phục vụ cho ngành y tế. Hiện nay, lò hạt nhân ở Đà Lạt mới đáp ứng được 30% đồng vị phóng xạ cho các bệnh viện ở Việt Nam. Khi lò mới này hoạt động có thể đáp ứng 100% lượng đồng vị phóng xạ cho y tế.

Ông Trần Chí Thành khẳng định, trong 50-60 năm phát triển ngành nguyên tử, không hề có bất cứ sự cố đáng tiếc nào xảy ra đối với lò nghiên cứu. Lò hạt nhân nghiên cứu là an toàn, và trước năm 2025 sẽ đưa vào vận hành./.

2017年9月4日by tuan
不動産投資のマメ知識

Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản không nên đơn phương trừng phạt Triều  Tiên

BNEWS.VN Trung Quốc cho biết Bộ trưởng Ngoại giao nước này Vương Nghị khuyến cáo Nhật Bản không nên áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương với Triều Tiên sau vụ Bình Nhưỡng phóng tên lửa bay qua Nhật Bản.

 Một thông báo từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 2/9 cho biết ông Vương Nghị cũng kêu gọi người đồng cấp Nhật Bản một ngày trước không nên cân nhắc những hành động đơn phương nhằm đáp trả Bình Nhưỡng.

Bộ trưởng Vương Nghị nêu rõ: “Những lệnh trừng phạt đơn phương không phù hợp với tinh thần các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và không có cơ sở luật pháp quốc tế, do vậy Nhật Bản không nên đưa ra một quyết định sai lầm”.

Sáng 29/8, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo bay qua lãnh thổ Nhật Bản. Ảnh: EPA/KCNA

Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên đang không ngừng gia tăng sau khi Bình Nhưỡng hôm 29/8 tiến hành phóng một quả tên lửa đạn đạo bay qua đảo Hokkaido thuộc miền Bắc Nhật Bản, và rơi xuống Thái Bình Dương.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2009, một tên lửa của Triều Tiên bay qua lãnh thổ Nhật Bản, khiến Tokyo phải cảnh báo công dân tìm chỗ trú ẩn và đưa ra phản ứng gay gắt./.

2017年9月4日by tuan
不動産投資のマメ知識

Mỹ cam kết bảo vệ Nhật Bản bằng răn đe hạt nhân ,

BNEWS.VN Theo hiệp ước liên minh của Nhật Bản với Mỹ, Washington cam kết bảo vệ Tokyo và đặt Nhật Bản dưới “chiếc ô hạt nhân” của mình

Căn cứ quân sự Futenma của Mỹ tại Okinawa. Ảnh: EPA/TTXVN

Trong cuộc điện đàm ngày 3/9, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster đã khẳng định với Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nhật Bản Shotarou Taniuchi  rằng Mỹ cam kết bảo vệ Nhật Bản, trong đó có răn đe hạt nhân sau hành động thử hạt nhân lần thứ 6 của Bình Nhưỡng.

Theo hiệp ước liên minh của Nhật Bản với Mỹ, Washington cam kết bảo vệ Tokyo và đặt Nhật Bản dưới “chiếc ô hạt nhân” của mình, có nghĩa Washington có thể đáp trả bằng vũ khí hạt nhân đối với bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào Nhật Bản.

Cùng ngày, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Yukiya Amano khẳng định vụ thử hạt nhân mới nhất của Triều Tiên là “cực kỳ đáng tiếc” và “hoàn toàn thiếu tôn trọng” các yêu cầu liên tiếp của cộng đồng quốc tế.

Bộ Ngoại giao Nga cũng ra tuyên bố cho rằng Triều Tiên đang tạo ra “mối đe dọa nghiêm trọng” cho hòa bình và an ninh khu vực.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định cần phải lên án mạnh mẽ hành động thiếu tôn trọng mới nhất của Bình Nhưỡng đối với yêu cầu từ các nghị quyết liên quan của HĐBA LHQ và các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế, song điều cấp bách hiện nay là duy trì sự bình tĩnh và kiềm chế, không có thêm bất cứ hành động nào dẫn tới leo thang căng thẳng.

Cũng liên quan vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron  đã kêu gọi cộng đồng quốc tế đáp trả một cách “thực sự kiên quyết” trước việc Triều Tiên thử hạt nhân.

Trong một tuyên bố, ông Macron khẳng định: “Cộng đồng quốc tế phải thực sự kiên quyết trong việc đối phó với hành vi khiêu khích mới nhất này”, đồng thời kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) “nhanh chóng hành động” trước vụ việc.

Trước đó cùng ngày, Triều Tiên tuyên bố đã thử thành công bom H. Theo Đài truyền hình trung ương Triều Tiên, vụ thử trên được tiến hành theo mệnh lệnh của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un./.

2017年9月4日by tuan
Page 1 of 181234»10...Last »

Bài gần đây

  • Chiếc xe ô tô bị đâm nát, sở cảnh sát Nhật Bản đem về “thờ” và câu chuyện khiến nhiều người rơi nước mắt
  • Cố thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ ra điều người Nhật vượt trội tất cả các quốc gia châu Á, riêng Singapore mất 10-15 năm mới gần bằng họ
  • Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Người Nhật làm việc như những con kiến, sống trong chuồng thỏ nhưng sản xuất những sản phẩm hoàn hảo nhất”
  • Chỉ với một câu nói, Nhật Bản đã giúp Singapore trở thành “hòn đảo trí thức” phồn thịnh hàng đầu của châu Á .
  • Cách người Nhật cải tạo đất hoang ở Trung Quốc , sau 5 năm mọi thứ đều bất ngờ

TÌM KIẾM

Xã hội

Facebook

 

© 2017 copyright Vietnam blog// All rights reserved //