Sống ở Nhật Bản. - Cho người Việt Nam
Sống ở Nhật Bản. - Cho người Việt Nam
不動産投資のマメ知識

Cách người Nhật cải tạo đất hoang ở Trung Quốc , sau 5 năm mọi thứ đều bất ngờ

3 công ty lớn của Nhật Bản gồm Asahi Breweries, Sumitomo Chemical và Itochu chỉ mất 5 năm để biến một lô đất hoang ở Trung Quốc thành nông trại chất lượng cao.

Độc đáo cách 3 công ty Nhật Bản hồi sinh đất hoang, gây dựng nông trại

Ba công ty hàng đầu của Nhật Bản bắt đầu thuê mảnh đất rộng 1.500 mẫu này vào năm 2006.

Ba công ty hàng đầu của Nhật Bản bắt đầu thuê mảnh đất rộng 1.500 mẫu này vào năm 2006, hợp đồng thuê đất của họ diễn ra trong vòng 20 năm. Thế nhưng sau 5 năm trời, mảnh đất bỏ hoang này vẫn bị… bỏ hoang khi tại nơi đây cỏ dại vẫn mọc đầy rẫy, đất trồng vẫn không được cải tạo khiến nhiều người hoài nghi.

Người Nhật Bản đã làm gì với mảnh đất bỏ hoang?

Trong vòng 5 năm đầu tiên, người Nhật Bản để cho mảnh đất này được “thở” và nghỉ ngơi sau khi chất lượng của nó xuống cấp vì bị ngấm thuốc trừ sâu, phân bón và các chất độc hóa học trong một thời gian dài. Sau 5 năm, họ mới bắt tay vào thực hiện công việc cải tạo.

.

Đầu tiên, họ chăn nuôi bò. Phân của bò được sử dụng để cải thiện chất lượng đất. Đất dùng vào việc trồng những cây xanh không bị ô nhiễm nên người Nhật đã chú trọng vào khâu cải thiện chất lượng đất ngay từ những bước đầu tiên. Những cây trồng này là nguồn thức ăn chính của bò nên chỉ khi cây trồng đạt chất lượng cao thì sữa bò mới đạt được chất lượng tốt, sản lượng đáng kể. Sản phẩm sữa bò không đạt chuẩn đều sẽ bị đổ đi.

Sau khi chăn nuôi bò, người Nhật Bản trồng cây ăn quả và các loại củ, lương thực phổ biến. Trong suốt quá trình trồng cây và chăn nuôi, họ không dùng bất cứ loại thuốc bảo vệ thực vật hay hóa chất. Chính vì thế mà sản lượng hoa quả và rau do họ trồng đạt sản lượng rất thấp và tốn kém chi phí vô cùng.

Quả ngọt từ cách làm hay

Ngay từ lúc quyết định thuê canh tác mảnh đất ở Lai Dương, người Nhật Bản nhận nhiều phản ứng, thái độ không mấy niềm nở từ người dân Trung Quốc.

Họ không biết rằng người Nhật Bản đã tìm hiểu rất kỹ về mảnh đất này. Khi so sánh với những mảnh đất ở các tỉnh, thành phố khác thì đây là mảnh đất có tương lai phát triển hơn do độ màu mỡ cao, không bị ô nhiễm nặng, có nguồn nước ổn định và cách xa khu công nghiệp, chế xuất lớn. Những sản phẩm được làm ra trên mảnh đất này sẽ đạt chất lượng cao, lành mạnh và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Khi người Nhật Bản quyết nói không với thuốc trừ sâu, các hóa chất để tăng sản lượng, người dân Trung Quốc cho rằng họ thật ngốc nghếch với cách làm việc không chỉ kém hiệu quả mà còn tiêu tốn nhiều chi phí.

Các sản phẩm chủ yếu như sữa bò, hoa quả và rau củ được lấy từ mảnh đất Lai Dương đều đạt tiêu chuẩn quốc tế. Họ sản xuất ra mỗi lít sữa bò có giá 22 tệ (khoảng 70.000VND), đắt hơn giá sữa trong nước gấp 1,5 lần. Mỗi cân dâu tây do họ sản xuất có giá 120 tệ/kg (khoảng 400.000 VNĐ).

Các nguồn nông phẩm đắt tiền này hiện nay chỉ có 10% cung cấp tới thị trường Thượng Hải và Bắc Kinh. Do giá khá cao nên cung không đáp ứng cầu, vì vậy 90% nguồn hàng họ sẽ xuất ngược về thị trường Nhật Bản để tiêu thụ.

Việc nói không với hóa chất khi canh tác, cải tạo của người Nhật Bản không chỉ bảo vệ môi trường, thu lại lợi nhuận tốt, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, mà còn nâng cao đời sống của người dân.

Cách làm việc của người Nhật Bản luôn khiến cả thế giới bất ngờ và phải ngả mũ nể phục. Quan niệm sống của người Nhật là “Trước khi trồng cây cần chăm đất, trước khi chăm sóc đất cần giáo dục con người”, họ đã luôn làm đúng theo điều đó và liên tục gặt hái được thành quả tốt ngày nay.

 Theo Trí Thức Trẻ
2017年9月5日by tuan
不動産投資のマメ知識

Người Nhật dùng mạng xã hội ít nhất thế giới

(VNF) – Các trang mạng xã hội như Twitter, Line, Facebook, Instagram đang được người Nhật sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, dù số lượng người dùng ngày càng tăng cao nhưng thời gian người Nhật dành cho mạng xã hội được xếp vào diện thấp nhất thế giới.

Người Nhật dùng mạng xã hội ít nhất thế giới

Theo số liệu mới được công bố bởi ICT Research and Consulting, tính đến cuối năm 2015, Nhật có 68,72 triệu người dùng mạng xã hội. Con số này dự kiến sẽ lên mức 74,86 triệu vào cuối năm 2018. Mặc dù phần lớn người dùng hiện đang trong độ tuổi 10-20 nhưng tính toán của các tổ chức nghiên cứu cho thấy số lượng người dùng trong độ tuổi 40-50 ngày một nhiều hơn.

Mặc dù số người dùng mạng xã hội tại Nhật đang ngày càng tăng cao nhưng theo số liệu thống kê được GlobalWebIndex khảo sát với 34 nước trên thế giới và công bố mới đây cho thấy mỗi ngày, người Nhật chỉ dành 19 phút cho mạng xã hội.

Trong khi đó người Philippines chiếm ngôi đầu bảng với 3 giờ 56 phút mỗi ngày. Đứng thứ hai là Hàn Quốc với 1 tiếng 3 phút. Con số cho thấy khoảng cách lớn về thời gian dùng mạng xã hội của người Nhật so với các láng giềng.

“Ở Nhật, người ta chỉ dùng mạng xã hội để giao tiếp và chia sẻ thông tin với những người bạn thân”, Giáo sư Yohei Tsunemi, chuyên gia nghiên cứu về hành vi người dùng mạng xã hội tại Đại học Thương mại Chiba, cho biết.

Người Nhật dường như khá “miễn nhiễm” với các thông tin độc từ mạng xã hội và luôn cân nhắc lợi hại trong từng hành động của mình, để làm lợi cho xã hội hoặc ít nhất là không trở thành gánh nặng của xã hội.

“Keyboard Warrior” là thuật ngữ dùng để chỉ những người chuyên dùng bàn phím để gây chiến, nói linh tinh những điều vô thưởng vô phạt, nếu dịch ra tiếng Việt, có thể dùng nghĩa “anh hùng bàn phím” để mô tả tương đương. Thuật ngữ này dường như không tồn tại ở Nhật Bản.

Người Nhật không hiểu “anh hùng bàn phím” là gì.

Ngày 10/4/2015, gần 150 con cá voi mắc cạn tại Hokota, tỉnh Ibaraki, Nhật Bản, cả thế giới lo sợ và đồn đoán về hiện tượng lạ này và coi đó là dấu hiệu cho một trận đại động đất sắp giáng xuống Nhật Bản, khi trước đó, đã có nhiều trận động đất xảy ra sau khi hiện tượng tương tự được ghi nhận tại New Zealand và chính Nhật Bản trước đó.

Báo chí nước ngoài đua nhau lật lại sự kiện này, tuy nhiên không có báo Nhật nào liên kết câu chuyện và so sánh về sự trùng lặp với những trận động đất, trong đó có hai trận là trận Christchurch và đại động đất ở vùng Tohoku Nhật Bản năm 2011, ghi nhận sự bất thường của cá voi và cá heo trước khi thảm họa diễn ra.

Trên mạng xã hội Yahoo và Twitter, những người dân Nhật cũng ý thức “dập” những dòng tin hoang mang bằng lập luận mạnh mẽ hoặc kiềm chế việc đưa tin chưa được kiểm chứng.

Các tài khoản YouTube của báo Nhật chặn hết các bình luận nhằm tránh những tin đồn có thể lây lan. Sau cùng, nguyên nhân dự đoán cá heo chết được các chuyên gia đầu ngành của Nhật đưa ra là do cá bất ngờ rơi vào vùng nước lạnh, bị sốc và viêm phổi, Nhật thở phào nhẹ nhõm.

Câu chuyện trên cho thấy, ngay từ cơ quan truyền thông chính thống của Nhật Bản cũng luôn có tính chọn lọc, cân nhắc thông tin để truyền tải đến người dân nên người dân luôn tin vào báo chí, tin vào các chuyên gia, tin vào truyền thông chính thống hơn các tin xuất hiện trên mạng xã hội.

Kể cả khi thảm hoạ xảy ra, người Nhật không lên mạng xã hội kêu than, họ ngay lập tức bắt tay vào những việc khác, điều này làm Facebook khá mờ nhạt trong việc hỗ trợ thông tin liên quan đến trận động đất tại Kumamoto, trái ngược hẳn với động đất tại Nepal, khủng bố tại Pháp…

Facebook tại Nhật rất im ắng, trong hai trận động đất 6,2 và 7,3 độ Richter xảy ra liên tiếp vào ngày 14 và 15/4/2016 tại thành phố Kumamoto, đảo Kyushu, Nhật Bản khiến ít nhất 38 người thiệt mạng và gần 2000 người bị thương.

Các sinh viên di chuyển đồ dùng cá nhân của mình khỏi kí túc xá đã bị hư hại tại Kumamoto.

Trong đoạn tin đầu tiên về động đất trên fanpage của tờ Asahi Shimbun chỉ có 97 lượt chia sẻ, trong khi đó con số này trên fanpage của Yahoo Japan 394 lượt chia sẻ với 66 bình luận.

Asahi Shimbun và Yahoo Japan là những trang trực tuyến rất có tiếng và được ưa thích tại Nhật. Trên trang Facebook cá nhân của người dùng Nhật, hoặc những fanpage khác, có rất ít thông tin về động đất. Họ chủ yếu dùng Facebook để thông báo với những bạn bè quốc tế, thậm chí có nhiều dòng tin dành để nhắn nhủ người Việt Nam, do có khá nhiều người Việt sinh sống tại Nhật.

Đây là những con số thể hiện sự tương tác rất khiêm tốn giữa Facebook và xã hội thực, nhưng lại không phải điều quá ngạc nhiên đối với Nhật Bản, một quốc gia luôn giáo dục công dân mình rất kỹ, khi thảm hoạ xảy ra, họ sẽ phải làm những gì để chạy đua với thời gian.

Tuy nhiên, số lượng người sử dụng mạng xã hội tại Nhật đang ngày càng gia tăng. Ban đầu người Nhật cực kỳ sợ Facebook bởi người dùng không thể giấu được danh tính của mình. Thế nhưng sau thảm họa năm 2011, thái độ của người Nhật với Facebook cũng thay đổi hơn, họ đánh giá cao những giá trị mà trang mạng xã hội này mang lại.

Line được dùng nhiều nhất ở Nhật.

Mạng xã hội được người Nhật sử dụng nhiều nhất hiện nay là Line – được ra mắt bởi công ty NHN Nhật Bản – với hơn 50 triệu người dùng thực tế. Line đã phát triển rất nhanh tại Nhật với nhiều tính năng mới, từ gọi điện video cho đến trò chơi và nhiều phiếu mua hàng giảm giá.

Cũng giống như Line, Twitter tại Nhật cũng nhờ có thảm họa động đất sóng thần năm 2011 mà phát triển nhanh chóng lên 35 triệu người dùng. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã trao đổi một số những thông điệp với không ít nhà lãnh đạo thế giới qua Twitter. Nhiều ngôi sao showbiz của Nhật cũng sử dụng Twitter để trao đổi với người hâm mộ.

Thành công về mặt kinh doanh của Twitter tại Nhật cực kỳ lớn, Ví như nhà phân phối phim Fast & Furious 7 đã sử dụng Twitter để quảng bá cho phim và doanh số phòng vé tăng đến 70% so với lần công chiếu phim phiên bản trước.

Theo Tài Chính Quốc  Tế

2017年9月5日by tuan

Bài gần đây

  • Chiếc xe ô tô bị đâm nát, sở cảnh sát Nhật Bản đem về “thờ” và câu chuyện khiến nhiều người rơi nước mắt
  • Cố thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ ra điều người Nhật vượt trội tất cả các quốc gia châu Á, riêng Singapore mất 10-15 năm mới gần bằng họ
  • Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Người Nhật làm việc như những con kiến, sống trong chuồng thỏ nhưng sản xuất những sản phẩm hoàn hảo nhất”
  • Chỉ với một câu nói, Nhật Bản đã giúp Singapore trở thành “hòn đảo trí thức” phồn thịnh hàng đầu của châu Á .
  • Cách người Nhật cải tạo đất hoang ở Trung Quốc , sau 5 năm mọi thứ đều bất ngờ

TÌM KIẾM

Xã hội

Facebook

 

© 2017 copyright Vietnam blog// All rights reserved //