Sống ở Nhật Bản. - Cho người Việt Nam
Sống ở Nhật Bản. - Cho người Việt Nam
不動産投資のマメ知識

Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trở lại ,,,,do may mắn.

Cỗ máy kinh tế Nhật Bản có thể chưa hẳn là đang “gầm lên” nhưng chắc chắn là sắp sửa “có tiếng nói”, NY Times cho hay.

Tính đến đầu năm 2017, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 5 quý liên tiếp, và đây là đợt tăng trưởng dài nhất trong hơn một thập kỷ. Suốt 4 năm rưỡi qua, Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã cố gắng thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh hơn. Và dù đang giữ vị trí thứ 3 thế giới về mặt kinh tế, sau Mỹ và Trung Quốc, nhưng Nhật Bản vẫn không thể tăng trưởng ổn định – vì những trở ngại đến từ hậu quả của dân số giảm và giảm phát.

Chuyện gì đã xảy ra?

Trong một ước tính sơ bộ vào hôm thứ Năm (18/05), Văn phòng Nội các của Chính phủ Nhật Bản cho biết, tính đến hết tháng 3 năm nay, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản đã tăng 2.2% trong 3 tháng đầu năm 2017. Nền kinh tế nước này giờ đây đang tăng trưởng trong một giai đoạn dài hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 2005-2006 đến nay, khi đó nền kinh tế tăng trưởng liên tục trong 6 quý.

Tốc độ tăng trưởng cũng tăng nhanh so với quý trước, và mạnh hơn so với mong đợi của các chuyên gia kinh tế. Giới phân tích được các hãng tin khảo sát đã dự báo rằng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản sẽ đạt trung bình 1.7%.

Điều gì đang thúc đẩy tăng trưởng?

Kim ngạch xuất khẩu đã tăng mạnh kể từ khi bắt đầu tăng trưởng, và tiếp tục lặp lại trong quý vừa qua. Kinh tế toàn cầu đang hồi phục trên diện rộng cũng góp phần trợ giúp cho nền kinh tế Nhật Bản, vì đồng yên yếu hơn khiến cho xe hơi và các sản phẩm điện tử cũng như các mặt hàng khác của Nhật Bản trở nên rẻ hơn ở nước ngoài (Thặng dư thương mại của Nhật Bản đã làm cho chính quyền ông Trump “nổi cáu” và đã có lời chỉ trích đối với một số chính sách của quốc gia này).

Trước đây, thị trường nội địa của nền kinh tế Nhật Bản chưa được chắc chắn, khi chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp hầu như rất yếu và không ổn định. Tuy nhiên, trong quý gần nhất, cả tiêu dùng lẫn đầu tư cho doanh nghiệp đều tăng.

Có phải nền kinh tế Nhật Bản đang gặp vận may?

Dĩ nhiên là cũng có. Tổng sản lượng đã tăng 1% trong tất cả các quý của năm 2016 – dù chưa đạt được tốc độ nhanh chóng như Trung Quốc, nhưng gần gấp đôi những gì mà các chuyên gia kinh tế ước tính Nhật Bản sẽ có thể đạt được nếu xét đến sự suy giảm trong lực lượng lao động và người tiêu dùng. Trong vài năm đầu sau khi Thủ tướng Abe lên nắm quyền vào năm 2012, với cam kết là sẽ thúc đẩy tăng trưởng, nền kinh tế nước này còn tròng trành giữa hai trạng thái tăng trưởng và thu hẹp. Giờ đây, nó dường như đã tìm được đà tăng ổn định hơn.

Chính sách kinh tế của Thủ tướng Abe (Abenomics) đang thành công?

Chính phủ và ngân hàng trung ương nước này đã và đang rót tiền vào nền kinh tế, và gần như chắc chắn rằng những động thái đó đã giúp nước này có được tăng trưởng.

Tuy nhiên, một thành phần rất quan trọng đang bị bỏ qua, đó là lạm phát.

Ý tưởng lớn đằng sau Abenomics là làm cho giá tiêu dùng tăng, khiến cho lợi nhuận doanh nghiệp và lương nhân công tăng theo. Chính phủ nói rằng điều đó sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng không những nhanh hơn mà còn ổn định hơn. Tuy nhiên, giá cả hầu như chỉ nhích nhẹ, khiến nhiều nhà kinh tế suy đoán rằng quãng thời gian tươi đẹp hiện tại, dù đang được chào đón nhiệt liệt, cũng sẽ đến hồi kết

THeo kinh tế đầu tư .

2017年7月11日by tuan
不動産投資のマメ知識

85 tuổi vẫn đi làm bình thường , người Nhật không chịu nghỉ hưu .

85 tuổi vẫn làm nhân viên sale, khái niệm nghỉ hưu đang biến mất ở Nhật Bản .

85 tuổi vẫn làm nhân viên sale, khái niệm nghỉ hưu đang biến mất ở Nhật Bản

Lo lắng về gánh nặng chi phí phục vụ dân số già hóa, Chính phủ Nhật Bản đang khuyến khích các công ty giữ người cao tuổi ở lại lực lượng lao động lâu hơn bằng cách trợ giá cho những công ty sử dụng lao động trên 65 tuổi.

Năm nay đã 85 tuổi nhưng bà Yoshiko Iida vẫn là người tạo ra các xu hướng. Bán kem chống nếp nhăn và các sản phẩm làm đẹp khác tại một cửa hàng mỹ phẩm thuộc chuỗi Pola ở ngoại ô Toyo, bà làm việc tới 6 ngày mỗi tuần và còn đang quản lý một đội các nữ nhân viên bán hàng mà tất cả đều đã quá tuổi nghỉ hưu. Nhưng cửa hàng này có doanh thu lớn hơn so với rất nhiều đại lý ở trong vùng.

“Chừng nào còn khỏe thì tôi vẫn muốn tiếp tục công việc này”, bà nói.

Nhật Bản là đất nước có hơn 1/4 dân số trên 65 tuổi cũng đồng nghĩa nhiều khách hàng của bà Iida nằm trong độ tuổi này. Một trong số họ, bà Tomoko Inoue, cho biết mình đã là khách hàng của bà Iida suốt 35 năm nay. Bà gọi bà Iida là “nguồn năng lượng” của mình.

Bà Iida chính là ví dụ cho thấy các công ty Nhật và cả các nhân viên của họ đang suy nghĩ lại về tuổi nghỉ hưu như thế nào. Lo lắng về chi phí phục vụ dân số già hóa, Chính phủ Nhật Bản đang khuyến khích các công ty giữ người cao tuổi ở lại lực lượng lao động lâu hơn bằng cách trợ giá cho những công ty sử dụng lao động trên 65 tuổi.

Ở Nhật, nhiều công ty lớn vẫn áp dụng 2 giai đoạn cho sự nghiệp của nhân viên. Theo đó người lao động phải nghỉ công việc được trả lương cao khi bước sang tuổi 60, sau đó họ có thể làm thêm 5 đến 10 năm nhưng với mức lương thấp hơn hoặc chỉ ký hợp đồng ngắn hạn.

Cách đối xử như vậy đồng nghĩa người lao động sẽ bị trả lương thấp hơn sau khi đã đi qua độ tuổi vàng. Nhưng một số công ty đang nhận ra rằng đó là cách suy nghĩ có phần thiển cận, đặc biệt là trong mảng kinh doanh. Điển hình như bà Iida, nếu những người cao tuổi dày dặn kinh nghiệm như vậy nghỉ việc, cửa hàng có thể mất đi 1 lượng lớn khách hàng mà họ đã dày công xây dựng mối quan hệ trong suốt mấy chục năm. Trong trường hợp này thì ai sẽ là người thuyết phục khách hàng tốt hơn – người trẻ hay người già?

Ở Pola, một thương hiệu của Pola Orbis Holdings, đội ngũ nhân viên sale có tổng cộng 42.000 người thì có khoảng 1500 người đã ngoài 70 tuổi trở lên, thậm chí có người đã ngoài 90 tuổi. “Họ đã làm việc ở đây từ rất lâu, với những mối quan hệ với khách hàng rất lâu bền ẩn chứa nhiều sự tin tưởng”, Miki Oikawa – người đang phụ trách mảng kinh doanh mỹ phẩm của Pola – nói.

Công ty chứng khoán Daiwa từng đặt giới hạn 70 tuổi cho đội ngũ nhân viên sale kỳ cựu giờ chuyển sang làm theo dạng hợp đồng, nhưng mới đây Daiwa đã dỡ bỏ giới hạn này. CEO Seiji Nakata cho rằng đội ngũ tư vấn trong độ tuổi 60 đến 80 sẽ dễ dàng tiếp cận với những khách hàng cao tuổi – nhóm khách tiềm năng nhất trên thị trường Nhật Bản vì họ đang nắm giữ nhiều tài sản tài chính nhất.

Năm 2016, khoảng 23% người Nhật từ 65 tuổi trở lên vẫn còn làm việc. Đây là tỷ lệ cao nhất trong nhóm các nước G7 và cao hơn 19% so với Mỹ, theo số liệu từ OECD.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều người Nhật cao tuổi đang làm những công việc lương thấp (gần bằng mức lương tối thiểu) như thu ngân ở cửa hàng tiện lợi. Những người từng làm những công việc quá đặc biệt cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Nhiều công ty dễ dàng đi đến kết luận rằng những lao động cao tuổi sẽ mắc nhiều lỗi và không có sự nhanh nhạy của người trẻ. Một số cho rằng giữ lại người lao động cao tuổi sẽ tăng thêm gánh nặng chi phí đồng thời giảm cơ hội thăng tiến của thế hệ sau.

Công ty sữa chua uống Yakult Honsha không áp dụng quy định tuổi nghỉ hưu đối với nhân viên sale, và khoảng 5.000 người trên 60 tuổi (hầu hết là nữ) đang làm công việc tiếp thị sản phẩm đến từng ngôi nhà, từng văn phòng làm việc.

Những công ty như Yakult và Pola dễ dàng giữ lại người cao tuổi bởi nhân viên sale vốn được trả công phụ thuộc nhiều vào doanh số, đồng thời không có nhiều rủi ro khi người lao động cao tuổi đột ngột nghỉ việc vì lý do sức khỏe.

Trong trường hợp của bà Iida, rủi ro là không lớn. Bà đã tìm kiếm khách hàng suốt từ năm 1964 đến nay, khi bà bắt đầu sự nghiệp bằng việc chất đầy các sản phẩm của Pola trong 1 chiếc túi có nhiều ngăn và gõ cửa từng nhà.

Iida cho biết chồng bà muốn bà ở nhà để chăm sóc 2 đứa con, vì thế bà đã giấu chuyện đi làm trong một thời gian dài, trở về nhà trước giờ ăn tối và ăn trưa để chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà. Chuyện chỉ lộ ra khi em gái hỏi bà về tình hình cửa hàng ngay trước mặt chồng bà. May mắn là người chồng đã thay đổi suy nghĩ và còn khuyến khích bà tiếp tục công việc. Ông đã qua đời từ hơn 20 năm trước.

Theo trí thức trẻ

2017年7月11日by tuan
不動産投資のマメ知識

GS. Harvard: Việt Nam muốn làm mèo hay hổ của châu Á?

GS. Harvard: Việt Nam muốn làm mèo hay hổ của châu Á?

GS. Harvard: Việt Nam muốn làm mèo hay hổ của châu Á?

Đây là câu hỏi được GS. Jay Rosengard, Trường Chính sách công Kennedy, Đại học Harvard đặt ra tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2017.

Chướng ngại của mọi quốc gia

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nhận xét từ năm 2008 Việt Nam đã vượt qua mốc GDP bình quân đầu người 1.000 USD và bắt đầu bước vào ngưỡng nước có thu nhập trung bình.

Ông Bình cũng nhấn mạnh đây là mốc quan trọng, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam nhưng cũng đồng thời tạo ra nhiều thách thức. Bởi lẽ, như ông phân tích, thu nhập trung bình là chướng ngại mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải trải qua trong quá trình phát triển kinh tế.

“Đã có nhiều nước thoát bẫy này thành công để trở thành các nước có thu nhập cao như Hàn Quốc, Nhật, Singapore nhưng cũng nhiều nước đang trong vòng luẩn quẩn”, ông nói.

Và theo đó, Việt Nam có thể đối diện với bẫy thu nhập trung bình gắn với nguy cơ tốc độ tăng trưởng chậm lại vì các yếu tố tăng trưởng theo bề rộng giới hạn và động lực phát triển chiều sâu còn rất mờ nhạt.

“Động lực và cải cách trước đây tạo ra không còn đủ mạnh và cần có thêm những động lực mới”, Trưởng ban Kinh tế Trung ương khẳng định.

Mèo hay hổ châu Á?

GS. Jay Rosengard, Trường Chính sách công Kennedy, Đại học Harvard đã đưa ra 2 hình ảnh so sánh đối lập: con hổ mạnh mẽ và con mèo yếu đuối, thể hiện các quốc gia được phân nhóm trong khu vực châu Á.

GS. Đại học Harvard cho biết có 2 khái niệm cần xem xét khi nói về khái niệm, định nghĩa của bẫy thu nhập trung bình.

Đó là hội tụ về thu nhập và mức thu nhập tuyệt đối, có thể bắt kịp các quốc gia thu nhập cao không, xác định ngưỡng thu nhập thế nào. “Ta nói đến GDP trên đầu người vậy còn mối quan hệ tương quan giữa thu nhập và phi thu nhập sẽ như thế nào”, GS. đặt vấn đề.

Ông cũng chỉ ra rằng các quốc gia đã giàu ngày càng giàu hơn. Ví dụ như Singapore… họ đã có khoảng 15 năm với tỷ lệ tăng trưởng bền vững. “Các nước đó là những con hổ châu Á, còn nếu xem xét tỷ lệ tăng trưởng đó cho những con mèo như Việt Nam chẳng hạn, thì đang đi xuống”, ông cho biết.

Nhận xét Việt Nam là nước có dân số trẻ, GS. Jay đặt câu hỏi liệu người Việt có thể giàu trước khi già được không? Liệu rằng những lợi thế về mặt nhân khẩu học có được Việt Nam tận dụng tốt?

Ông so sánh Việt Nam với Ấn Độ và Trung Quốc về tỷ lệ GDP theo năm và chỉ số cạnh tranh toán cầu. “Năm 2017 Việt Nam đứng thứ 2 từ dưới lên”, ông cho biết.

Chỉ số cạnh tranh toàn cầu, ông Jay chỉ ra: góc độ tăng trưởng, năng suất, áo dụng công nghệ và khởi nghiệp của Việt Nam đều có giá trị âm.

Như vậy, so sánh với tăng trưởng giữa hổ và mèo (mà Việt Nam nằm trong nhóm này) sự chênh lệch là đáng kể, nhất là về công nghệ cao.

Bên cạnh đó, vị GS cũng chỉ ra những thách thức mà Việt Nam đang gặp phải: chênh lệch giữa khu vực DNNN và doanh nghiệp tư nhân; quá trình đô thị hoá nhanh; môi trường kinh doanh vẫn kém cạnh tranh so với các nước (biểu hiện qua thời gian kê khai thuế, chi phí logistics cao…).

Ông Jay cho biết hiện chưa có bằng chứng các quốc gia thu nhập trung bình ở ASEAN có thể bị rơi vào bẫy không. “Nhưng cũng có thể đã rơi vào và thoát ra”, ông nói.

Khuyến nghị, vị GS. Harvard cho biết, Việt Nam phải có nhiều sự thay đổi, trong đó, nhấn mạnh đến cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, chú trọng đầu tư đến hạ tầng vật chất và con người…

Ông cũng nói rằng chi phí nhân công của Việt Nam rẻ nhưng cũng đang mất dần đi lợi thế này vì năng suất thấp. Do đó, năng suất cũng phải là điểm cốt yếu cần cải thiện trong tương lai.

“Tôi nghĩ Việt Nam có tiềm năng rất lớn, chúng ta có nhiều lợi thế cạnh tranh, nhưng phải thực hiện tốt hơn nữa. Các bạn muốn làm mèo hay làm hổ, muốn thu nhập trung bình hay thu nhập cao?”, GS. Jay Rosengard kết thúc phần trình bày của mình bằng câu hỏi.

Ghi nhận những ý kiến đóng góp của vị GS đến từ Mỹ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho biết Việt Nam sẽ còn nhiều việc phải làm để quyết tâm trở thành con hổ mới của châu Á, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

“Chính phủ Việt Nam sẽ có những chính sách phù hợp hơn”, ông Bình cho hay.

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thì nhận xét Việt Nam có thể tăng trưởng 8 – 9% trong tầm tay. Đấy là tầm nhìn của năm 2020 trở đi nếu Việt Nam cải thiện hiệu quả được khu vực kinh tế Nhà nước, tạo thuận lợi giải ngân vốn FDI, vốn ODA, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, bên cạnh đó, có sự phân bổ lao động, nguồn lực hiểu quả tốt hơn.

Theo trí thức trẻ

2017年7月11日by tuan
不動産投資のマメ知識

Học người Nhật cách uống nước để tốt cho sưc khỏe , đẹp da

Vẫn là uống nước, nhưng cách của người Nhật mang lại rất nhiều lợi ích cho cả sức khoẻ lẫn nhan sắc đấy!

Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ cao nhất thế giới

Không phải tự nhiên mà dân số Nhật Bản lại có tuổi thọ cao nhất thế giới. Họ có một chế độ ăn uống cực kỳ khoa học, không chỉ áp dụng thành công ở nước mình mà còn được rất nhiều nước khác học tập.

Ngoài việc lựa chọn thức ăn tươi ngon, cách nấu có lợi cho sức khoẻ nhất, cách sử dụng bát đũa khi ăn…, họ còn có một cách uống nước vô cùng tốt cho sức khoẻ. Đó cũng là một trong những lý do giúp họ mang lại vẻ đẹp tự nhiên, làn da mịn màng và đặc biệt là một sức khoẻ tốt, hiếm khi mắc bệnh.

Học nguyên tắc uống nước của người Nhật để vừa đẹp da, vừa phòng đủ thứ bệnh - Ảnh 1.

Uống nước theo cách Nhật Bản

Nguyên tắc uống nước của người Nhật chính là uống nước ấm lúc đói, mà quan trọng nhất là buổi sáng. Họ thường uống nước vào thời điểm ngay sau khi thức dậy.

Trong ngày, bạn có thể áp dụng nguyên tắc detox với nước: 500ml khi vừa thức dậy, không ăn gì trong 45 phút sau đó, sau đó uống một cốc nước trước khi ăn sáng. Trong 2 tiếng tiếp theo không uống nước, thời gian còn lại uống bình thường.

Học nguyên tắc uống nước của người Nhật để vừa đẹp da, vừa phòng đủ thứ bệnh - Ảnh 2.

Thói quen uống nước này của người Nhật mang lại rất nhiều lợi ích:

– Tăng cường sự trao đổi chất, loại bỏ các chất thải, ngăn ngừa bệnh tật.

– Uống nước khi đói còn giúp giảm thiểu ảnh hưởng từ rượu, thuốc lá, ô nhiễm, thực phẩm…

– Tốt cho dạ dày, ngăn ngừa táo bón.

– Duy trì độ đàn hồi của da, ngăn ngừa nếp nhăn.

– Hỗ trợ giảm cân và giữ dáng hiệu quả.

Học nguyên tắc uống nước của người Nhật để vừa đẹp da, vừa phòng đủ thứ bệnh - Ảnh 3.

Lưu ý khi uống nước:

– Nên sử dụng nước ấm.

– Uống từ từ, không uống quá nhanh và quá nhiều cùng một lúc.

– Đảm bảo nước sử dụng sạch và an toàn.

Theo trí thức trẻ

2017年7月9日by tuan
不動産投資のマメ知識

Hàng Sida (second hand) của Nhật được người nước ngoài săn lùng ,

Vì sao không chỉ người Việt mà khắp Đông Nam Á đều lùng sục hàng ‘second hand’ của Nhật Bản?

Vì sao không chỉ người Việt mà khắp Đông Nam Á đều lùng sục hàng 'second hand' của Nhật Bản?

Số liệu của hãng PrivCo cho thấy ngành kinh doanh quần áo cũ hiện có tổng giá trị 18 tỷ USD và có thể tăng trưởng 11% mỗi năm, qua đó đạt 33 tỷ USD vào năm 2021.

Bookoff Corp là một công ty khá có tiếng tại Nhật Bản, nhất là trong giới đồ cũ khi đã thành lập đến 832 cửa hàng đồ cũ trên toàn quốc. Thậm chí, công ty này còn mở rộng sang các thị trường Châu Á khác như chuỗi cửa hàng “Jalan Jalan Japan” tại Malaysia.

Câu chuyện của Bookoff Corp không hề cá biệt tại Nhật Bản. Số liệu của JRBJ cho thấy hơn 20 công ty của nước này đã mở ít nhất 62 cửa hàng mỗi doanh nghiệp tại 8 nước Đông Nam Á trong những năm gần đây để kinh doanh đồ cũ. Những cửa hàng này nhập khẩu gần 1 tỷ USD đồ cũ từ Nhật Bản để kinh doanh tại các nước khác. Đây là chưa kể một lượng lớn hàng second hand vận chuyển theo đường tiểu ngạch.

Rõ ràng, dù không bao giờ có thể thay thế được những ngành kinh doanh sản phẩm mới nhưng chất lượng Nhật Bản đã khiến ngành đồ cũ tại các thị trường Châu Á tăng trưởng mạnh trở thành một thị trường hàng tỷ USD.

Trên thực tế, danh tiếng của những món hàng cũ chất lượng cao như sản phẩm từ Nhật Bản đã bị ảnh hưởng trong những năm gần đây do các cuộc cách mạng công nghệ làm gia tăng năng suất, chu kỳ tiêu thụ sản phẩm bị rút ngắn cũng như sự thay đổi chóng mặt của ngành thời trang.

Vào thập niên 1950, ngành second hand của Nhật Bản bị ảnh hưởng dữ dội khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, khiến người dân chuộng các mặt hàng mới hơn là đồ cũ. Đến khi thị trường xì hơi, người dân Nhật lại quay trở lại những tiệm bán đồ cũ nhằm tiết kiệm chi tiêu.

Chính điều này đã khiến những cửa hàng của Bookoff mở rộng và nâng cấp nhanh chóng, trở thành những cửa hiệu thời thượng không khác gì Walmart, Uniqlo… Hiện nay, ngành kinh doanh đồ cũ chiếm khoảng 4,36% tổng doanh số thị trường bán lẻ toàn quốc. Riêng trong mảng hàng xa xỉ, những món đồ cũ chiếm khoảng 10% tổng doanh số.

Năm 2015, Bookoff mua khoảng 489 triệu sản phẩm cũ từ người dân và bán ra khoảng 331 triệu trong số đó. Việc dân số Nhật Bản lão hóa nhanh chóng đang khiến nguồn cung của thị trường này ngày một lớn trong khi nhu cầu lại đi xuống. Bởi vậy, xu thế mở rộng ra thị trường nước ngoài với danh tiếng chất lượng Nhật Bản đang là hướng đi mới của nhiều công ty trong ngành hiện nay.

Đông Nam Á dường như là một lựa chọn lý tưởng cho các hãng kinh doanh đồ cũ Nhật Bản khi nền văn hóa không quá cách biệt cũng như danh tiếng vốn có của hàng Nhật tại những thị trường này. Với sự tăng trưởng ngày càng nhiều của tầng lớp trung lưu tại đây, nhu cầu đối với hàng cũ Nhật chắc chắn sẽ còn tăng tại Đông Nam Á.

Thậm chí khảo sát tại Singapore cho thấy dù có mức thu nhập 85.000 USD/người nhưng hơn 80% người dân nước này đã từng mua đồ second hand và 76% cho biết đã bán lại những món đồ mà họ không còn dùng đến.

Tại Malaysia, bình quân mỗi cửa hàng của Bookoff bán ra 15.000 sản phẩm quần áo nữ mỗi tháng trong khi khoảng 25% doanh số của cửa hàng đến từ các vật dụng trẻ em. Mặc dù rất nhiều sản phẩm trong số đó được sản xuất tại Trung Quốc nhưng chúng đã được qua sử dụng tại Nhật Bản và đối với khách hàng Malaysia thì như vậy đã là đủ tốt.

Tất nhiên, nói đến hàng cũ Nhật Bản thì không thể không nói đến những mặt hàng điện tử cũ nhập lậu từ Nhật Bản về các thị trường Đông Nam Á để kinh doanh. Ngày 15/6, chi cục hải quan cảng Sài Gòn phát hiện 3 container với 600 máy lạnh cũ từ Nhật Bản nhưng khai báo là ván gỗ. Ngày 4/7, Đội kiểm soát Hải quan chi cục TP.HCM đã phát hiện 2 container chứa 150 tủ lạnh cũ nhập vào cảng Cát Lái.

Rõ ràng, tiềm năng kinh doanh những mặt hàng đồ cũ của Nhật là rất lớn tại các thị trường Đông Nam Á và chính nhu cầu lớn đã kích thích nhiều hoạt động lậu, gây khó khăn cho các nhà quản lý.

Ngành xe hơi cũ của Nhật Bản cũng không chịu kém cạnh với khoảng 1,6 triệu chiếc ô tô cũ đã được xuất khẩu năm 2006 đến hàng loạt các thị trường như Anh, Mỹ, Thái Lan, Singapore, Nga…

Ngành kinh doanh trị giá 33 tỷ USD

Nói đến ngành công nghiệp đồ cũ thì không thể không nói đến mảng thời trang secondhand. Ngay từ giữa thế kỷ 19, việc mua bán quần áo cũ đã là hoạt động quan trọng trong nền kinh tế nhiều nước bởi tình trạng thiếu nguồn cung. Chỉ đến khi cuộc cách mạng công nghiệp làm tăng năng suất, mảng buôn bán quần áo cũ mới mất đi vị thế hoàng kim của mình.

Trong thời kỳ thực dân khi các cường quốc Phương Tây xâm chiếm nhiều thuộc địa, ngành kinh doanh quần áo cũ lại trỗi dậy khi thị trường Châu Âu thải loại hàng loạt sản phẩm đã sử dụng cho các thị trường thuộc địa.

Đến thời kỳ Thế chiến II, hàng second hand tiếp tục được sử dụng nhiều do tình hình sản xuất bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.

Ngày nay, dù vị thế của ngành quần áo cũ đã không còn như xưa nhưng sự phát triển của thương mại điện tử cũng như ý thức về môi trường, sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu tại các nước mới nổi đang khiến mảng kinh doanh này tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Trong khoảng thập niên 1960-1970, những tổ chức từ thiện là những đoàn thể thống trị thị trường quần áo second hand nhưng đến thập niên 1980, các công ty như Bookoff bắt đầu xâm lấn mạnh mẽ và làm chủ thị trường này. Đặc biệt, nhiều công ty thậm chí chuyên kinh doanh những mặt hàng second hand xa xỉ nhằm đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ hàng cao cấp của một bộ phận người dân không có đủ tài chính.

Thị trường nhập khẩu chính những bộ quần áo cũ hiện nay là Châu Phi và Nam Á. Trong khoảng 1991-2004, doanh số của các mặt hàng second hand tại Châu Phi đã tăng 100%. Hiện các nước Châu Phi cận sa mạc Sahara là những quốc gia nhập khẩu nhiều quần áo cũ nhất với 25% tổng số trên toàn cầu. Những nước xuất khẩu nhiều đồ cũ nhất hiện nay là Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản.

Số liệu của hãng PrivCo cho thấy ngành kinh doanh quần áo cũ hiện có tổng giá trị 18 tỷ USD và có thể tăng trưởng 11% mỗi năm, qua đó đạt 33 tỷ USD vào năm 2021. Nếu tính riêng trong mảng bán quần áo cũ trực tuyến, tốc độ tăng trưởng thậm chí đạt 35%.

Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng này là do các sản phẩm đồ cũ chất lượng khá ổn có mức giá rẻ hơn những mặt hàng mới. Báo cáo của hãng tư vấn Millward Brown cho thấy top 10 thương hiệu hàng xa xỉ như Prada, Gucci… đã mất 6% giá trị thương hiệu, tương đương 7 tỷ USD năm 2015 do ảnh hưởng một phần từ thị trường quần áo cũ.

Theo thời đại

2017年7月8日by tuan
不動産投資のマメ知識

Học cách người Nhật sống tối giản ,

Học người Nhật sống thoải mái, tiện nghi trong căn nhà 26m2

Học người Nhật sống thoải mái, tiện nghi trong căn nhà 26m2

Lấy cảm hứng từ những căn nhà siêu nhỏ đơn giản và thanh lịch của người Nhật Bản, ông Chris Heininge đã xây dựng ngôi nhà tuyệt đẹp với đầy đủ các không gian chức năng thoáng sáng và vô cùng tiện nghi.

Mặc dù bị hạn chế về diện tích, căn nhà này vẫn cung cấp đầy đủ tiện nghi sống cho cả một gia đình nhỏ. Khu vực bếp, bàn ăn, phòng khách cùng chung một không gian chung nhưng không hề bị trộn lẫn. Từng khu vực chức năng đều được phân chia một cách khéo léo và rất rõ ràng.

 Được xây dựng tại Aurora (bang Oregon, Mỹ), ngôi nhà nhỏ mang hình dáng và phong cách thiết kế rất giống với những ngôi nhà tí hon của người Nhật bản.

Được xây dựng tại Aurora (bang Oregon, Mỹ), ngôi nhà nhỏ mang hình dáng và phong cách thiết kế rất giống với những ngôi nhà tí hon của người Nhật bản.

 Sở dĩ như vậy bởi chủ nhân thiết kế nó ông Chris Heininge – một người rất yêu những ngôi nhà nhỏ. Thời trẻ, Chris từng sống ở Nhật Bản, Hong Kong, Macau và Ấn Độ. Nhà của người dân ở những khu vực này thường được thiết kế đơn giản và thanh lịch.

Sở dĩ như vậy bởi chủ nhân thiết kế nó ông Chris Heininge – một người rất yêu những ngôi nhà nhỏ. Thời trẻ, Chris từng sống ở Nhật Bản, Hong Kong, Macau và Ấn Độ. Nhà của người dân ở những khu vực này thường được thiết kế đơn giản và thanh lịch.

 Người đàn ông này chuyên đi xây nhà tí hon và hiện hoàn thành được nhiều công trình ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và bang Arizona.

Người đàn ông này chuyên đi xây nhà tí hon và hiện hoàn thành được nhiều công trình ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và bang Arizona.

 Nhìn bề ngoài căn nhà rất nhỏ nhắn nhưng bên trong không ai nghĩ nó lại thoáng rộng và đầy đủ tiện nghi đến vậy. Ngay lối vào nhà là góc tiếp khách xinh xắn cạnh cửa sổ. bên dưới ghế sofa là những ngăn kéo trữ đồ thuận tiện.

Nhìn bề ngoài căn nhà rất nhỏ nhắn nhưng bên trong không ai nghĩ nó lại thoáng rộng và đầy đủ tiện nghi đến vậy. Ngay lối vào nhà là góc tiếp khách xinh xắn cạnh cửa sổ. bên dưới ghế sofa là những ngăn kéo trữ đồ thuận tiện.

 Đối diện không gian tiếp khách là khu vực bếp và bàn ăn. Mắc dù chung một không gian nhưng mọi thứ trong nhà được sắp xếp một cách tính tế, khoa học và không hề bị xáo trộn.

Đối diện không gian tiếp khách là khu vực bếp và bàn ăn. Mắc dù chung một không gian nhưng mọi thứ trong nhà được sắp xếp một cách tính tế, khoa học và không hề bị xáo trộn.

 Góc bếp nhỏ gọn gàng với hệ tủ kệ khép kín giúp không gian trở nên thoáng và không bị rối mắt. Mọi góc nhỏ trong nhà đều được tận dụng một cách tối đa có thể để đụng đồ.

Góc bếp nhỏ gọn gàng với hệ tủ kệ khép kín giúp không gian trở nên thoáng và không bị rối mắt. Mọi góc nhỏ trong nhà đều được tận dụng một cách tối đa có thể để đụng đồ.

 Cạnh bếp là khu vực vệ sinh và nhà tắm. Nơi đây tuy nhỏ nhưng rất thoáng sáng và sạch sẽ nhờ ô cửa sổ lớn.

Cạnh bếp là khu vực vệ sinh và nhà tắm. Nơi đây tuy nhỏ nhưng rất thoáng sáng và sạch sẽ nhờ ô cửa sổ lớn.

 Dù nhỏ nhưng gia chủ vẫn có thể thư giãn thoải mái trong bồn tắm có view nhìn ra bên ngoài tuyệt đẹp.

Dù nhỏ nhưng gia chủ vẫn có thể thư giãn thoải mái trong bồn tắm có view nhìn ra bên ngoài tuyệt đẹp.

 Chiếc cầu thang nhỏ dẫn lên gác xep được thiết kế vô cùng tinh tế và đẹp mắt. Mỗi bậc cầu thang là những ngăn kéo chứa đồ lý tưởng. Đặc biệt nơi đây còn được tô điểm bắt mắt bởi một cửa sổ tròn.

Chiếc cầu thang nhỏ dẫn lên gác xep được thiết kế vô cùng tinh tế và đẹp mắt. Mỗi bậc cầu thang là những ngăn kéo chứa đồ lý tưởng. Đặc biệt nơi đây còn được tô điểm bắt mắt bởi một cửa sổ tròn.

 Không gian nghỉ ngơi thoáng đẹp và thoải mái cho chủ nhà.

Không gian nghỉ ngơi thoáng đẹp và thoải mái cho chủ nhà.

Theo trí thức trẻ

2017年7月8日by tuan
不動産投資のマメ知識

Daiso 100¥ và bài học đáng quí cho những người đam mê kinh doanh ,,

Buôn cá vỡ nợ thành tỷ phú bán lẻ

Trước khi trở thành chủ chuỗi siêu thị Daiso chuyên bán hàng đồng giá với khối tài sản 1,9 tỷ USD, ông Hirotake Yano từng bán cá và thất bại

Hirotake Yano là nhà sáng lập, kiêm Chủ tịch Daiso Sangyo Corp. Ông là một trong những người đầu tiên xây dựng mô hình các cửa hàng đồng giá tại Nhật. Theo Bloomberg Billionaires Index, chính nhờ sự tiên phong này, ông chủ của “thiên đường mua sắm” tại Nhật hiện sở hữu khối tài sản trị giá 1,9 tỷ USD.

buon-ca-vo-no-thanh-ty-phu-ban-le

Ông Yano – Chủ tịch Daiso Sangyo Corp sở hữu khối tài sản trị giá 1,9 tỷ USD. Ảnh: Bloomberg

Sau khi tốt nghiệp Đại học Chuo tại thủ đô Tokyo, ông Yano đã làm rất nhiều công việc khác nhau. Trong đó, ông từng điều hành một cửa hàng cá của bố vợ cho đến khi phá sản.

Năm 1972, ông bắt đầu bán hàng trên thùng một chiếc xe tải. Để tiết kiệm thời gian gắn tem giá, ông đã nảy ra ý tưởng bán toàn bộ số hàng này với giá 100 yen. Năm 1977, ông sáng lập Daiso, có nghĩa là “tạo ra điều gì đó to lớn”.

Ông khai trương của hàng đồng giá 100 yen đầu tiên tại Nhật năm 1991 – vài năm sau sự bùng nổ của bong bóng kinh tế Nhật. “Đây là bước khởi đầu cho một thay đổi sâu sắc trong văn hoá tiêu dùng của người Nhật. Vì vậy, thời điểm của ông Yano thật hoàn hảo”, Pascal Martin – một thành viên tại Công ty Tư vấn Chiến lược OC&C nhận định.

Mức lương bếp bênh trong khi nền kinh tế phát triển mạnh đã khiến người tiêu dùng Nhật thay đổi, thúc đẩy họ tìm kiến giá trị lớn hơn cho đồng tiền trong nhiều thập kỷ gần đây. Những thay đổi này đã khiến các chuỗi cửa hàng bán lẻ giá rẻ nhanh chóng nở rộ. Theo báo cáo tháng 3/2016 của UBS Group AG, doanh thu hằng năm của ngành bán lẻ giá rẻ tại quốc gia này là khoảng 600 tỷ yen (5,4 tỷ USD).

buon-ca-vo-no-thanh-ty-phu-ban-le-1

Siêu thị đồng giá Daiso bày bán khoảng 70.000 mặt hàng.

Hiện tại, Daiso là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực này với hơn 3.150 cửa hàng trong nước và 1.800 cửa hàng ở nước ngoài. Hãng bán lẻ của ông Yano đạt doanh thu 420 tỷ yen trong năm tài chính kết thúc tháng 3/2017, tăng 81,8 tỷ yen so với năm 1999.

Yano cho rằng thành công của ông bắt nguồn từ việc lựa chọn nguồn cung sản phẩm tinh tế cho phép Daiso cung cấp những mặt hàng chất lượng cao cùng với những sản phẩm thiết yếu. Tuy nhiên, tất cả đều đồng giá 100 yen, tương đương 1 USD. Daiso thường thương lượng trực tiếp với các nhà sản xuất để đặt hàng số lượng lớn với giá thấp. Đây là chiến lược tương tự hãng bán lẻ lớn nhất thế giới  – Walmart.

Nền kinh tế Nhật đã tăng trưởng liên tiếp năm quý gần đây – đà tăng dài nhất trong một thập kỷ nhưng người dân nước này vẫn sẽ giữ thói quen mua hàng giá rẻ. “Người Nhật muốn tiết kiệm nhiều hơn. Họ sẽ không từ bỏ thói quen mua hàng đã phát triển trong hơn 20 năm qua”, nhà phân tích Kousuke Narikiyo của Nomura chia sẻ.

Daiso = 100 yen butik i Harajuku

Anh Tú (theo Bloomberg)

2017年7月7日by tuan
不動産投資のマメ知識

100 người tìm việc ở Nhật thì có 148 công việc .

Nhật Bản: Cứ 100 người tìm việc thì có… 148 việc làm

Nhật Bản: Cứ 100 người tìm việc thì có... 148 việc làm

Theo báo cáo do Bộ Y tế – Lao động – Phúc lợi Nhật Bản vừa công bố, tỷ lệ cung ứng việc làm ở nước này trong tháng 4 cao nhất trong 4 thập kỷ qua.

Tỷ lệ cung ứng việc làm của Nhật Bản trong tháng 4 vừa qua đạt 1,48 điểm, nghĩa là có 148 vị trí làm việc sẵn sàng cho 100 người tìm việc.

Công nhân, viên chức lao động Nhật Bản đi làm tại quận Marunouchi, trung tâm thủ đô Tokyo sáng 30/5. Ảnh: Nikkei
Công nhân, viên chức lao động Nhật Bản đi làm tại quận Marunouchi, trung tâm thủ đô Tokyo sáng 30/5. Ảnh: Nikkei

Đây là dấu hiệu cho thấy các công ty Nhật Bản đang phải cạnh tranh để thu hút lao động. Đối mặt với tình trạng lão hoá dân số, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã tìm cách khuyến khích phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động và tăng năng suất thông qua cải cách lao động.

Tỷ lệ thất nghiệp ở phụ nữ cũng giảm 0,1 điểm xuống còn 2,6%, mức thấp nhất kể từ tháng 8/1993, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới tăng 0,1 điểm lên 2,9%.

Ông Miyuki Kiso, chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán Mizuho nhận xét: “Việc đăng tuyển dụng công việc mới đang gia tăng trong các lĩnh vực như vận tải, dịch vụ bưu chính, sản xuất và xây dựng”.

Ông cho rằng việc thiếu hụt lao động sẽ dẫn đến mức lương cao hơn tuy nhiên cũng cảnh báo về triển vọng do những ngành thiếu nguồn cung lao động cũng chiếm số lượng ít trong tổng quan thị trường lao động.

Trong khi đó, công ty chuyển phát bưu kiện Yamato cho biết họ đang có kế hoạch tăng phí vận chuyển do thiếu hụt nhân viên.

Nhật Bản đã có 65,22 triệu công nhân trong tháng 4, tăng 0,4% so với tháng trước, trong khi số người thất nghiệp tăng 1,1% lên 1,86 triệu người./.

Theo VOV

2017年7月2日by tuan
不動産投資のマメ知識

ヤマトYamato chuẩn bị tăng phí gửi , anh em baito chắc cũng được tăng lương .

Câu chuyện đằng sau hãng chuyển phát Nhật Bản 27 năm không tăng giá cước

Câu chuyện đằng sau hãng chuyển phát Nhật Bản 27 năm không tăng giá cước

Tháng 4 vừa qua, lần đầu tiên trong 27 năm, Yamato thông báo bắt đầu từ tháng 10 sẽ tăng giá cước cơ bản áp dụng cho các khách hàng cá nhân. Một số người nhìn nhận động thái nói trên là 1 dấu hiệu cho thấy Abenomics – bộ chính sách kinh tế mà Thủ tướng Shinzo Abe đang triển khai để kéo nền kinh tế khỏi tình trạng giảm phát đã kéo dài mấy thập kỷ – đang tỏ ra hiệu quả.

Đến tháng 11 năm ngoái, cuối cùng thì Hirotaka Yokota cũng cảm thấy không thể chịu đựng thêm được nữa.

Ông nói với Yamato Transport rằng các lái xe của mình sẽ không đi giao hàng nữa. Họ bị công ty chuyển phát lớn nhất Nhật Bản vắt kiệt sức với khối lượng đơn hàng từ những nhà bán lẻ trực tuyến như Amazon tăng vọt trong khi có thể kiếm được công việc có lương cao hơn mà không phải chịu đựng những ca làm việc kéo dài tới 15 tiếng.

“Ngày càng có nhiều nhà thầu phụ đưa ra những cuộc đối thoại kiểu đó”, Yokota – người đang điều hành Artpla Ltd., công ty chuyển phát từng làm nhà thầu phụ cho Yamato nói. “Yamato đang bị mất hết đối tác và giờ phải phụ thuộc vào nhân công của chính họ. Mọi thứ khá tồi tệ”.

Thế nhưng động thái tiếp theo của Yamato đã khiến Yokota và nhiều người khác phải ngạc nhiên. Tháng 4 vừa qua, lần đầu tiên trong 27 năm, Yamato thông báo bắt đầu từ tháng 10 sẽ tăng giá cước cơ bản áp dụng cho các khách hàng cá nhân. Công ty có trụ sở ở Tokyo cũng bắt đầu đàm phán với Amazon Nhật Bản và các khách hàng lớn khác.

Một số người nhìn nhận động thái nói trên là 1 dấu hiệu cho thấy Abenomics – bộ chính sách kinh tế mà Thủ tướng Shinzo Abe đang triển khai để kéo nền kinh tế khỏi tình trạng giảm phát đã kéo dài mấy thập kỷ – đang tỏ ra hiệu quả. Với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 2,8%, thấp nhất kể từ 1994, cuối cùng thì tiền lương cũng phải tăng lên khi nguồn cung lao động khan hiếm. Đây cũng chính là chu kỳ mà Thống đốc NHTW Nhật Bản Haruhiko Kuroda mong muốn: giá tăng đẩy tiền lương tăng, từ đó giúp tăng chi tiêu.

Nhưng cũng có một lập luận khác: trường hợp của Yamato phản ánh rõ nét một vấn đề đang kéo Abenomics tụt lùi. Sở dĩ Yamato phải giữ nguyên giá cước trong thời gian dài như vậy là bởi vì nó đang vướng vào một cuộc cạnh tranh rất khốc liệt, khiến tăng giá không phải là một lựa chọn khôn ngoan. Nhưng lựa chọn không tăng giá chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn và cuối cùng Yamato đã phải từ bỏ cách tiếp cận này.

“Trước đây, cuộc chiến là về thị phần. Chúng tôi chấp nhận mức giá thấp để giành thị phần. Còn tình hình hiện tại đã khác”, Hideo Murata – người phụ trách mảng PR của Japan Pos, công ty chuyển phát lớn thứ 3 Nhật Bản với thị phần 14% – nói.

Tuy nhiên Yasuharu Kosuge, lãnh đạo của Yamato, không đồng tình với ý tưởng này. Theo ông, Yamato không tập trung vào việc giành thị phần, đồng thời điều kiện làm việc ở Yamato thuộc hàng tốt nhất trong ngành logistics. Công ty cũng đã đưa ra một vài giải pháp, như dành 19 tỷ yên đền bù cho khoảng 47.000 nhân viên chưa được nhận tiền làm thêm giờ trong 2 năm trước.

Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3 vừa qua, 60.000 lái xe của Yamato cùng với đội ngũ nhân viên từ nhà thầu phụ đã vận chuyển 1,8 tỷ kiện hàng. Những nhân viên mặc bộ đồng phục xám trắng và đội chiếc mũ lưỡi trai màu xanh in logo hình con mèo đen đang tha con đã trở nên quen thuộc với người dân Nhật Bản. Nhân viên của Yamato cũng trở thành biểu tượng về sự chăm chỉ của người Nhật Bản.

Các công ty chuyển phát ở Nhật Bản cung cấp những dịch vụ có chất lượng tốt mà bạn khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới. Thời gian giao hàng có thể xê dịch 2 giờ, nếu người nhận không ở nhà, người giao sẽ để lại số điện thoại di động và cố gắng trực tiếp giao lại hàng bởi người Nhật muốn tự tay ký nhận thay vì để hàng ở trước cửa nhà như phương Tây.

Thực trạng lương thấp và tính chất công việc vất vả khiến các công ty như Yamato gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng. Lái xe tải nhỏ kiếm được khoảng 3,9 triệu yên mỗi năm, thấp hơn khoảng 20% so với mức trung bình ngành trong khi họ làm việc trung bình 2.580 giờ mỗi năm so với mức 2.124 giờ trung bình tất cả các ngành.

Dù chi phí tiền lương khá thấp và ghi nhận doanh thu năm ngoái tăng 20% so với năm 2008, lợi nhuận của Yamato lại sụt giảm.

Yamato vẫn có những lựa chọn để tăng năng suất, ví dụ như lập các hộp giao hàng ở các bến tàu và trường đại học để khách có thể lấy hàng trên đường về nhà. Pháp luật Nhật không quy định để hàng trước cửa nhà khách là phạm pháp, nhưng về mặt truyền thống văn hóa thì điều đó không nên xảy ra.

Yamato cũng đang thử nghiệm thiết bị không người lái sẽ dừng lại trước cửa nhà khách vào đúng thời gian hẹn trước. Người nhận sẽ tự ra nhận hàng. Tuy nhiên, Ryota Himeno, chuyên gia phân tích tại Citigroup, nhận định khó có thể chắc chắn rằng những biện pháp này có thể giúp Yamato tăng lợi nhuận.

Về phần mình, Yokota chia sẻ sửa chữa những vấn đề của ngành logistic Nhật Bản nằm ngoài khả năng của bản thân. Ông đang thử nghiệm những cách quảng cáo khác để thu hút người lao động. Nhưng dù sao thì cũng đã có một tín hiệu tốt xuất hiện: Yamato vừa liên lạc lại với Yokota, vài tháng sau khi hai bên ngừng hợp tác.

“Họ đưa ra một vài điều khoản khá tốt mà trước đây tôi chưa từng tưởng tượng ra”, ông nói.

Theo trí thức trẻ

2017年7月2日by tuan
不動産投資のマメ知識

Vượt Hàn , Nhật Bản đứng số 1 về đầu tư FDI 6 tháng đầu năm 2017 ,

FDI là đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

[Infographic] Bức tranh FDI 6 tháng tại Việt Nam: Dấu ấn Nhật Bản

Dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam tăng trở lại sau một thời gian có xu hướng chững lại.

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tính chung trong 6 tháng năm 2017, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong số 94 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,08 tỷ USD, chiếm 26,45% tổng vốn đầu tư. Trước đó, Nhật Bản từng có một thời gian dài để mất ngôi vị quán quân vào tay Hàn Quốc.

Dự án lớn nhất mà nhà đầu tư Nhật Bản rót vốn vào Việt Nam nửa đầu năm 2017 là dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 với tổng vốn đầu tư 2,793 tỷ USD tại Thanh Hóa.

Theo Kinh tế tài chính
2017年7月2日by tuan
Page 10 of 18« First...«9101112»...Last »

Bài gần đây

  • Chiếc xe ô tô bị đâm nát, sở cảnh sát Nhật Bản đem về “thờ” và câu chuyện khiến nhiều người rơi nước mắt
  • Cố thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ ra điều người Nhật vượt trội tất cả các quốc gia châu Á, riêng Singapore mất 10-15 năm mới gần bằng họ
  • Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Người Nhật làm việc như những con kiến, sống trong chuồng thỏ nhưng sản xuất những sản phẩm hoàn hảo nhất”
  • Chỉ với một câu nói, Nhật Bản đã giúp Singapore trở thành “hòn đảo trí thức” phồn thịnh hàng đầu của châu Á .
  • Cách người Nhật cải tạo đất hoang ở Trung Quốc , sau 5 năm mọi thứ đều bất ngờ

TÌM KIẾM

Xã hội

Facebook

 

© 2017 copyright Vietnam blog// All rights reserved //