Sống ở Nhật Bản. - Cho người Việt Nam
Sống ở Nhật Bản. - Cho người Việt Nam
不動産投資のマメ知識

Văn hóa 寿司 にょたいもり của người Nhật ,và các qui định khắc khe về người mẫu phục vụ ,,

Những quy luật khắc khe đối với nghề làm mẫu “sushi khỏa thân”

 

Nyotaimori hay còn gọi theo cách bình dân là “sushi khỏa thân” là một nghệ thuật ẩm thực khá thú vị của người Nhật Bản. 

Ngày nay, “sushi khỏa thân” trở thành một thú ẩm thực khá xa xỉ và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Để trở thành một người mẫu sushi khỏa thân với mức lương vài trăm đô la Mỹ mỗi giờ, người mẫu phải đảm bảo nhiều quy chuẩn khắc khe về cơ thể, ngoại hình.

Người làm mẫu "sushi kh*a thân" phải đảm bảo rất nhiều tiêu chuẩn khắc khe về ngoại hình.
Người làm mẫu “sushi kh*a thân” phải đảm bảo rất nhiều tiêu chuẩn khắc khe về ngoại hình.

Các cô gái muốn trở thành người mẫu Nyotaimori phải có thân hình tuyệt mĩ, eo thon, chân thẳng, dài, ngực lớn vừa đủ, làn da trắng và nhất là cơ thể không được có mùi hôi bẩm sinh. Không những thế, nhiều nhà hàng ở Nhật Bản còn yêu cầu các người mẫu Nyotaimori buộc phải có gương mặt thật đẹp, để không làm thực khách phải “thất vọng” khi gặp phải.

Các người mẫu “sushi khỏa thân” còn phải trãi qua các cuộc sát hạch và tập huấn vô cùng khắc khe. Các cô phải có khả năng chịu đựng, nằm yên bất động trong thời gian thực khách sử dụng sushi, sashimi. Trước khi trở thành người mẫu Nyotaimori, các cô gái phải trãi qua khóa tập huấn chỉ để nằm yên bất động trong nhiều giờ liền với nhiệt độ phòng rất thấp.

Sushi là món ăn truyền thống của người Nhật Bản.
Sushi là món ăn truyền thống của người Nhật Bản.

Ông Kimoto Yukira– bếp trưởng một nhà hàng sushi nổi tiếng tại Nhật Bản giải thích: “Nhiệt độ phòng của các bữa tiệc Nyotaimori thường rất thấp để đảm báo được cho sushi và sashimi được tươi ngon trong suốt thời gian dùng bữa”. Chính vì lẽ đó, rất nhiều người mẫu Nyotaimori thường mắc các bệnh liên quan đến thời tiết như cảm cúm, viêm phổi mãn tính…

Ông Yukira nói thêm: “Trong nghệ thuật Nyotaimori, từ ngàn xưa đến nay người mẫu thường phải nằm yên bất động trong nhiều giờ liền. thậm chí ngay cả ngứa cũng không được gãi. ắc xì cũng phải nín cho bằng được.”

Các người mẫu phải nằm yên bất động nhiều giờ liền trong điều kiện nhiệt độ phòng rất thấp.
Các người mẫu phải nằm yên bất động nhiều giờ liền trong điều kiện nhiệt độ phòng rất thấp.

Trước khi tham gia làm mẫu cho một bữa tiệc Nyotaimori, các người mẫu phải trãi qua quá trình “tẩy trần” cơ thể bằng vỏ cam, chanh và các loai tinh dầu thiên nhiên. Họ dùng các loại nguyên liệu này, đập nhuyễn, cho vào một chiếc khăn sạch và chà sát nhiều lần lên cơ thể trước bữa tiệc. Việc tắm gội bằng xà phòng cũng là điều tối kị đối với các người mẫu Nyotaimori vì sẽ làm mất đi sự tự nhiên và thơm ngon vốn có của sushi, sashimi.

Dù đã trãi qua rất nhiều năm, những quy luật khắc khe của nghề mẫu Nyotaimori chỉ mỗi lúc một tăng thêm chứ không hề giảm đi. Tuy nhiên, rất nhiều cô gái trẻ vẫn ao ước được trở thành mẫu “sushi kh*a thân” vì mức thu nhập lớn và ổn định mà nghề này mang lại.

Theo thegioitre.vn

2017年8月21日by tuan
不動産投資のマメ知識

Thế hệ thanh niên 引きこもりHIKIKOMORI , họ là ai ??

「引きこもり」の意味は時代とともに変化しているが長期間にわたり自宅や自室にこもり、社会的な活動に参加しない状態が続くこと。」 Là những người suốt thời gian dài ít tương tác , giao tiếp với xã hội . Chỉ ở trong nhà hay trong phòng ,  sống khép kín  trong  thế giới của riêng  mình .

Thuật ngữ Hikikomori lần đầu tiên được đưa ra bởi Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, dùng để chỉ những người đã trưởng thành không rời khỏi nhà hay thiếu tương tác với người ngoài ít nhất trong sáu tháng. Được coi là không còn khả năng đối mặt với xã hội, họ trốn biệt ở nhà, xem phim, chơi điện tử, ăn uống ở mức tối thiểu và không quan tâm đến chuyện trường lớp, nghề nghiệp. Bên cạnh đó, đa số Hikikomori đều mắc các chứng bệnh tâm lí liên quan hoặc tồn tại các tổn thương, sang chấn tâm lí. Chính vì thế, cho đến nay, các chuyên gia trên thế giới vẫn chưa thể khẳng định liệu Hikikomori là một lối sống hay một căn bệnh.

Vào thời gian đầu thuật ngữ Hikikomori xuất hiện, đa phần những thanh niên sống ẩn dật còn khá trẻ với độ tuổi trung bình chỉ khoảng 21. Tuy nhiên, theo những khảo sát gần đây, các Hikikomori tại Nhật Bản có độ tuổi trung bình ngày càng tăng. Cụ thể hơn, chính phủ Nhật Bản vừa công bố hiện có khoảng 541.000 người trẻ Nhật Bản tuổi từ 15 đến 39 được xác nhận đang sống theo kiểu Hikikomori.

Đa số Hikikomori đều mắc các chứng bệnh tâm lí liên quan hoặc tồn tại các tổn thương, sang chấn tâm lí.
Đa số Hikikomori đều mắc các chứng bệnh tâm lí liên quan hoặc tồn tại các tổn thương, sang chấn tâm lí.

Theo các nhà nghiên cứu, trong khi người bình thường có thể đương đầu với áp lực của thế giới bên ngoài thì Hikikomori (thường là người nhút nhát, ngại giao tiếp, có ít hoặc không có bạn bè) lại phản ứng bằng cách rút lui khỏi xã hội. Bên cạnh đó, mức độ sống ẩn mình thay đổi ở từng cá nhân, những trường hợp cực đoan nhất kéo dài nhiều năm, thậm chí nhiều thập niên.

Hikikomori xảy ra với cả nam lẫn nữ, nhưng “ẩn sĩ” nam giới chiếm số lượng đông hơn với 80% trên tổng số. Đến hiện tại, đây vẫn là một vấn đề đau đầu của Nhật dù số lượng Hikikomori đã giảm từ 700.000 người vào năm 2010 xuống khoảng 500.000 người vào năm 2016, theo số liệu chính thức của chính phủ nước này.

Hikikomori thường là người nhút nhát, ngại giao tiếp, có ít hoặc không có bạn bè.
Hikikomori thường là người nhút nhát, ngại giao tiếp, có ít hoặc không có bạn bè.

Hikikomori xảy ra với cả ở cả nữ giới và mức độ trầm trọng không thua kém gì nam giới.
Hikikomori xảy ra với cả ở cả nữ giới và mức độ trầm trọng không thua kém gì nam giới.

Hikikomori, vùi cuộc sống trong những căn phòng khép kín

Ở Nhật Bản, sự riêng tư của mỗi người, kể cả những đứa trẻ đều được đề cao và tôn trọng. Chính vì thế, không khó thấy trong các bộ truyện tranh hay phim truyền hình, bố mẹ Nhật phải gõ cửa trước khi bước vào phòng của con cái. Đó cũng là lí do khiến căn phòng trở thành nơi an toàn của mỗi người, đặc biệt là các Hikikomori. Câu chuyện về những chàng trai coi căn phòng như “thánh địa” và ở trong đó suốt hai năm, ba năm thậm chí là 10 năm mà không hề ra ngoài là điều không còn hiếm gặp tại Nhật Bản.

Sống thu mình và khép kín nên căn phòng của các Hikikomori đa phần đều khá nhỏ, bừa bộn và không có gì nổi bật. Họ ngại, thậm chí là sợ ánh sáng nên dễ hiểu khi không gian căn phòng luôn tối tăm, tù túng. Mặc dù vậy, nó cũng không thiếu bất kì thứ gì mà một Hikikomori cần, chẳng hạn như tivi, máy tính kết nối Internet, các tập truyện tranh dài kì, trò chơi điện tử, video phim,…

So với ẩn sĩ đô thị, thế hệ thanh niên cứng vẫn chưa là gì ở Nhật

Căn phòng của các Hikikomori đa phần đều tù túng và rất bừa bộn.
Căn phòng của các Hikikomori đa phần đều tù túng và rất bừa bộn.

Nhưng​ nó không thiếu bất kì thứ gì mà một Hikikomori cần như tivi, máy tính, truyện tranh,...
Nhưng​ nó không thiếu bất kì thứ gì mà một Hikikomori cần như tivi, máy tính, truyện tranh,…

Đối với nhu cầu ăn uống, các thanh niên Hikikomori đơn giản hóa chúng hết mức, đôi khi chỉ cần vài hộp mì gói hay bento làm sẵn đã quá đủ để họ sống qua ngày. Ngoài ra, đặc điểm chung của những người này là lối sống “ngủ ngày cày đêm”, vào buổi sáng, họ kéo rèm cửa và vùi mình vào trong chăn để rồi thức dậy “luyện” phim, cày game khi màn đêm về.

Hikikomori chỉ cần vài hộp mì gói hay bento làm sẵn là đã đủ sống qua ngày.
Hikikomori chỉ cần vài hộp mì gói hay bento làm sẵn là đã đủ sống qua ngày.

Hikikomori, cách giải thoát cho những tổn thương tâm lí

Rõ ràng, không ai sinh ra đã là một Hikikomori. Thực tế, những người trở thành Hikikomori đa phần là do gặp phải những tổn thương về tâm lí, thường xuyên chán nản trong công việc, học tập hoặc hoàn cảnh gia đình. Theo chia sẻ của nhà viết kịch nổi tiếng Hideto Iwai, việc gặp thất bại ở trường và mất niềm tin vào bản thân đã khiến ông trở thành một Hikikomori khi chỉ mới 15 tuổi: “Tôi khóa trái cửa phòng riêng chỉ để chơi game, xem phim và các chương trình thể thao. Tôi đã sống như vậy và tránh bước ra ngoài suốt 4 năm”. 

Với câu chuyện của Matsu, anh trở thành một Hikikomori sau khi cãi nhau với cha mẹ về nghề nghiệp tương lai và việc học tại đại học. Cha Matsu là một nghệ sĩ và hy vọng anh có thể đi theo con đường của ông nhưng Matsu lại muốn trở thành một lập trình viên. Những áp lực từ gia đình và bị áp đặt theo sự kì vọng của bố mẹ, Matsu chọn cách buông bỏ tất cả và sống ẩn dật như một lối thoát cho bản thân: “Tôi trở nên bạo lực hơn và quyết định rời xa gia đình”. 

Những người trở thành Hikikomori đa phần là do gặp phải những tổn thương về tâm lí và chịu áp lực từ nhiều phía.
Những người trở thành Hikikomori đa phần là do gặp phải những tổn thương về tâm lí và chịu áp lực từ nhiều phía.

Trường hợp của Takeshi lại xuất phát từ sự chán nản với cuộc sống. Năm 15 tuổi, vào một buổi sáng rất bình thường, Takeshi không ra khỏi phòng ngủ và quyết định không đến trường nữa. Kể từ đó, cậu tự giam mình trong nhà gần bốn năm. Ngày qua tháng lại, cậu vật vờ cả ngày trên tấm nệm lớn giữa phòng, ăn bánh bao, cơm và các món ăn khác do mẹ nấu. Sau khi ăn uống chán chê, Takeshi lại dán mắt vào các chương trình game show trên ti vi, nghe các chương trình biểu diễn của các ban nhạc phát trên radio.

Con của bà Yoshiko đã rút lui khỏi xã hội khi 22 tuổi. Người con này giờ đã hơn 50 tuổi. “Tôi nghĩ con trai mình giờ đã mất hết sức lực hoặc khao khát làm điều nó muốn”, bà Yoshiko buồn rầu nói. “Có thể nó đã từng khao khát điều gì đó, nhưng tôi sợ mình đã phá nát khao khát đó”.

Cuộc sống của Hikikomori chỉ xoay quanh việc ăn ngủ, coi tivi, nghe nhạc, lướt web và đọc truyện.
Cuộc sống của Hikikomori chỉ xoay quanh việc ăn ngủ, coi tivi, nghe nhạc, lướt web và đọc truyện.

Hikikomori, thế hệ lạc lối không chỉ ở Nhật

Theo các chuyên gia Nhật Bản, có bốn nguyên nhân chính dẫn đến việc xuất hiện Hikikomori. Đầu tiên là hậu quả của tự kỉ và các rối loạn tâm thần khác. Theo các nhà nghiên cứu, yếu tố tác động ban đầu có thể rất đơn giản như học kém, thất tình, bị “dìm hàng” trước tập thể… Nhưng theo thời gian, các áp lực khác trong xã hội dồn nén lại đã khiến các thanh niên đó không thể rời khỏi phòng ngủ của mình.

Nguyên nhân thứ hai là do ảnh hưởng xã hội và văn hóa, con trai được mẹ và gia đình bảo bọc quá mức và kì vọng nhiều, tạo ra áp lực khiến họ sợ thất bại và dẫn đến thất bại thực sự. Đối với nguyên nhân tiếp theo, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể đến từ việc hệ thống giáo dục Nhật Bản đã tạo ra quá nhiều áp lực đối với thanh thiếu niên với hệ thống khoa cử nặng nề. Cuối cùng, hiện tượng này là do vỡ bong bóng kinh tế Nhật Bản khiến cho lớp trẻ phải làm công việc ngắn hạn, bị kì thị vì đổi việc thường xuyên và cảm thấy cuộc sống bấp bênh dẫn đến phản ứng tiêu cực là chạy trốn khỏi xã hội.

Hikikomori được cho là hậu quả của tự kỉ và các rối loạn tâm thần khác.
Hikikomori được cho là hậu quả của tự kỉ và các rối loạn tâm thần khác.

Việc cảm thấy cuộc sống bấp bênh và bị kì thị khi đổi việc cũng dẫn đến phản ứng tiêu cực là chạy trốn khỏi xã hội.
Việc cảm thấy cuộc sống bấp bênh và bị kì thị khi đổi việc cũng dẫn đến phản ứng tiêu cực là chạy trốn khỏi xã hội.

Hikikomori không chỉ có ở Nhật Bản. Hiện tượng này còn được ghi nhận ở nhiều nước như Hoa Kỳ, Morocco, Oman, Tây Ban Nha, Ý, Hàn Quốc và Pháp. Đối với văn hóa tôn trọng và đề cao tự do cá nhân của phương Tây, việc sống ẩn dật không bị coi là hiện tượng tiêu cực và nhiều nước cũng không thống kê các trường hợp có triệu chứng giống Hikikomori.

Vào năm 2012, Mỹ cho xuất bản công trình nghiên cứu đầu tiên về Hikikomori. Công trình khảo sát 33.000 người trong độ tuổi trưởng thành (trong số này, có nhiều cựu binh) sống tách biệt với xã hội, không có bạn bè thân thiết và thường được xác định như một biểu hiện rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu mang tính xã hội.

Tây Ban Nha cũng có một số công trình khảo sát về Hikikomori, ước tính sơ bộ số người theo đuổi lối sống này có khoảng 100.000- 200.000 người. Trong khi đó, tại Hàn Quốc, các trường hợp Hikikomori thực sự không phổ biến như ở Nhật, phần đông là những người bị chấn thương thể chất và tinh thần, bị trầm cảm do tổn thương về mặt xã hội.

 

2017年8月18日by tuan
不動産投資のマメ知識

Đi tàu điện kiểu Nhật ,tìm hiểu nguyên nhân thanh niên không chịu nhường ghế cho người lớn tuổi

Vì sao trên tàu điện ngầm Nhật, thanh niên ngồi còn người già đứng

Thậm chí, người già còn cảm thấy buồn lòng nếu như nhận sự ưu tiên từ người trẻ

Ở Việt Nam, khi tham gia các phương tiện công cộng như xe bus thì việc nhường người già và phụ nữ được ưu tiên ghế ngồi là luật “bất thành văn” nếu như không muốn bị nhận xét là thiếu văn hóa và bất lịch sự. Thế nhưng, hình ảnh này lại xuất hiện một cách hiển nhiên ở một nước nổi tiếng là tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc lịch sự và tôn trọng người lớn tuổi, đó là Nhật Bản.

Ở Việt Nam, việc nhường ghế cho người lớn tuổi là điều bắt buộc
Ở Việt Nam, việc nhường ghế cho người lớn tuổi là điều bắt buộc

Ở đây, khi đi trên các phương tiện công cộng như xe bus, tàu điện ngầm, bạn sẽ thấy rất nhiều thanh niên ngồi ghế còn người già lại đứng. Điều này chắc hẳn sẽ làm bạn thắc mắc, tại sao người Nhật có truyền thống “kính trên nhường dưới” lại không nhường ghế cho người cao tuổi?

Trên xe bus, tàu điện ở Nhật luôn có ghế dành riêng cho người già, phụ nữ mang bầu. Nhưng nhiều người cao tuổi vẫn tự nguyện đứng nếu lên sau. 
Trên xe bus, tàu điện ở Nhật luôn có ghế dành riêng cho người già, phụ nữ mang bầu. Nhưng nhiều người cao tuổi vẫn tự nguyện đứng nếu lên sau.

Thế nhưng, sau khi tìm hiểu sâu hơn về đất nước Nhật Bản, bạn sẽ ngạc nhiên và rất thích thú khi biết nguyên nhân giải thích cho sự kì lạ này.

Do tỷ lệ dân số già ở Nhật ngày cao nên ngày càng nhiều người đã về hưu, thậm chí 70-80 tuổi, vẫn tiếp tục tham gia các công việc ngoài xã hội. Họ muốn đóng góp sức lực và trí tuệ của mình cho sự phát triển của đất nước. Đó là cách họ có thêm niềm vui trong cuộc sống và thể hiện mình là người khỏe mạnh, có ích.

Vì thế, khi được các bạn trẻ nhường ghế, người già sẽ nghĩ là họ được nhắc khéo họ đã già yếu, họ sẽ phiền lòng. Họ không muốn trở thành gánh nặng cho mọi người và những hành động đó làm họ rất hài lòng.

Người Nhật có những văn hóa tiên tiến đáng để các nước khác học hỏi
Người Nhật có những văn hóa tiên tiến đáng để các nước khác học hỏi

Bên cạnh đó, người Nhật kể cả trẻ đến già đều có ý thức tự lập rất cao, họ ít khi yêu cầu người khác điều gì trừ khi họ không có khả năng hay thậm chí là từ chối sự giúp đỡ hoặc nhận quyền lợi từ người khác cho mình.

Nếu nhất quyết muốn nhường ghế cho người đang có vẻ mệt mỏi, bạn có thể sử dụng một mẹo nhỏ. Bạn hãy đứng lên, đi về phía cửa xe (tàu) giả vờ như mình sắp phải xuống ga, bến tiếp theo. Chiếc ghế trống sẽ được nhường tế nhị cho người .

theo Thethaovanhoa.vn

2017年8月18日by tuan
不動産投資のマメ知識

Phòng tử hình ở Nhật như thế nào ?

Trong một báo cáo công bố vào năm 2008, Tổ chức Ân xá Quốc tế Amnesty khẳng định không ít tù nhân Nhật Bản hóa điên vì hình phạt “tàn độc và vô nhân đạo”.

Theo thethaovanhoa

Tử tù bị bắt chờ ngày tử hình trong sự lo sợ tột độ, kéo dài    

Masakatsu Nishikawa, 61 tuổi, bị kết tội sát hại 4 phụ nữ 25 năm trước. Người đàn ông này biết án tử là điều ông không thể thoát. Tuy nhiên, Masakatsu đã phải chờ đợi hàng thập kỉ mới đến ngày mình bị tử hình.

 Masakatsu Nishikawa phải chờ hàng thập kỉ để được... chết
Masakatsu Nishikawa phải chờ hàng thập kỉ để được… chết

Quan chức Nhật Bản cho biết thời gian chờ thi hành án của tử tù là ít nhất 5 năm. Tuy thế tử tù chỉ được thông báo vài giờ đồng hồ trước khi thi hành án. Sau đó, họ được cho ăn bữa ăn cuối cùng nhưng không được phép nói lời tạm biệt gia đình.

Bắt tù nhân chờ đợi lo lắng trong thời gian dài nhưng lại không cho họ từ biệt gia đình. Quả là một màn tra tấn tinh thần tào bạo.

Một phòng giam tử tù ở Osaka
Một phòng giam tử tù ở Osaka

Một mô hình phòng giam khác
Một mô hình phòng giam khác

Trong một báo cáo công bố vào năm 2008, Tổ chức Ân xá Quốc tế Amnesty khẳng định không ít tù nhân Nhật Bản hóa điên vì hình phạt “tàn độc và vô nhân đạo”.

Căn phòng tử hình ghê rợn

Năm 2010, trong một động thái gây bất ngờ, giới chức trách Nhật Bản cho phép truyền thông thăm nhà tù Tokyo. Trong các bức hình được công bố, phòng tử hình gây sự chú ý nhất.

Phòng tử hình nơi đây khiến người ta liên tưởng đến khách sạn hạng sang với thảm dày, sàn gỗ tuyết tùng cùng độ sáng vừa phải.

Có gì trong căn phòng tử hình khiến mọi tù nhân đều phải khiếp sợ?

Tuy đẹp thế nhưng căn phòng mang một màu lạnh lẽo vô cùng. Có thể thấy ngay giữa phòng là hai hình vuông màu cam. Thực ra đó chính là một cái hố có nắp tự động.

Người tử tù sẽ đứng đó, tròng dây thòng lọng vào cổ. Và khi có hiệu lệnh, ba sĩ quan sẽ đồng thời bấm 3 nút (không ai biết nút của mình là nút thật hay giả ).

Khi nút được ấn, mặt sàn dưới giá treo cổ mở ra và tù nhân sẽ rơi qua một cái hố hình vuông màu đỏ. Dây thừng quấn quanh cổ tử tù sẽ thắt lại cho tới khi anh ta ngưng giãy giụa.

Có gì trong căn phòng tử hình khiến mọi tù nhân đều phải khiếp sợ?

2017年8月18日by tuan
不動産投資のマメ知識

Nhật Bản tái vũ trang để không bị ảnh hưởng ngoại bang ,,

13.07.19_Turning_Point_1

Nguồn: Christopher Hughes (2008). “Chapter One: The Trajectory of Japan’s Remilitarisation”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 21-34.

Biên dịch & Hiệu đính: Nông Thị Nghi Phương

Nhật Bản thể hiện những đặc trưng của một quốc gia nửa vũ trang nửa phi vũ trang. Chương này cung cấp một cái nhìn tổng quát về chính sách an ninh và tình hình vũ trang của Nhật Bản từ hậu Chiến tranh Thế giới lần thứ hai đến thời kỳ đương đại, với trọng tâm cụ thể là những diễn biến trong vòng thập kỷ gần đây nhất nhằm đưa ra bối cảnh và các tiêu chuẩn cần thiết cho việc đánh giá quy mô tái vũ trang dưới thời Koizumi và những người kế nhiệm ông. Nó chỉ ra các thách thức chiến lược đằng sau tình trạng ngưng trệ ngắn hạn của chính sách an ninh Nhật Bản, và những yêu cầu mang tính chiến lược đòi hỏi phải thay đổi liên tiếp và dài hạn hơn các chỉ tiêu chủ chốt của tái vũ trang được xem xét trong các chương tiếp theo.

Tái vũ trang Nhật Bản hậu chiến tranh

Thời kỳ tiền chiến tranh, Nhật Bản sở hữu một tổ chức vũ trang hùng mạnh, với một khoản chi tiêu quân sự khổng lồ, chế độ quân dịch bắt buộc toàn dân và một lực lượng bán quân sự (cảnh sát vũ trang Kempeitai) đặt dưới sự chỉ huy riêng của Bộ Nội vụ (Naimusho) đầy quyền lực. Dần tách rời khỏi quyền kiểm soát của các quan chức dân sự, quân đội ngày càng gia tăng ảnh hưởng trong giới lãnh đạo chính trị, và một tổ hợp công nghiệp – quân sự ngày một phát triển dù đôi khi tự phát.Nhật Bản cũng hoàn toàn đắm chìm trong ‘tư tưởng chủ nghĩa quân phiệt’, với một bộ máy chính trị tập trung vào hệ thống hoàng đế và nền giáo dục theo hướng dân tộc chủ nghĩa – quân phiệt.

Ngay sau chiến tranh, trong những giai đoạn đầu thời kỳ Chiếm đóng của Đồng minh (Allied Occupation), Nhật Bản đã bị đẩy đến một kết cục khác, trở thành một quốc gia hoàn toàn phi vũ trang. Quân đội và Hải quân Hoàng gia bị giải thể, ngành công nghiệp sản xuất quốc phòng bị giải tán và chủ nghĩa quân phiệt của thời kỳ tiền chiến tranh bị xóa bỏ trong tân hiến pháp hậu chiến tranh của đất nước.[3] Lời Mở đầu của hiến pháp tuyên bố các lý tưởng của Nhật Bản liên quan đến an ninh như sau:

Chúng tôi, nhân dân Nhật Bản, mong muốn hòa bình mãi mãi và nhận thức sâu sắc những tư tưởng cao quý quyết định mối quan hệ giữa con người với con người, và chúng tôi quyết tâm bảo vệ an ninh cũng như sự tồn tại của mình, tin tưởng vào công lý và niềm tin của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Chúng tôi mong muốn sở hữu một địa vị được tôn trọng trong cộng đồng quốc tế vốn đang nỗ lực để bảo vệ nền hòa bình, mãi mãi xóa bỏ chế độ chuyên quyền và nô lệ, áp bức và bóc lột trên thế giới. Chúng tôi công nhận mọi dân tộc trên thế giới đều có quyền được sống trong hòa bình, không phải chịu sợ hãi và nghèo đói.

Chương 2, Điều 9, ‘Từ Bỏ Chiến Tranh’, được viết như sau:

Mong muốn chân thành một nền hòa bình thế giới dựa trên công lý và trật tự, dân tộc Nhật Bản mãi mãi từ bỏ chiến tranh như một quyền chủ quyền quốc gia và đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực như một phương tiện giải quyết tranh chấp quốc tế.

Để thực hiện mục tiêu nói trên, các lực lượng lục quân, hải quân và không quân, cũng như các tiềm lực chiến tranh khác, sẽ không bao giờ được duy trì. Quyền tham chiến của quốc gia sẽ không được công nhận.

Tuy nhiên, với sự khơi mào của Chiến tranh Lạnh, Nhật Bản bắt đầu rời bỏ lập trường phi vũ trang cao độ này. Chương trình phi vũ trang hóa và dân chủ hóa của Nhật Bản được tạm dừng khi các nhà hoạch định chính sách và các lực lượng chiếm đóng do Mỹ đứng đầu tập trung vào tăng cường vị thế của Nhật Bản với vai trò một pháo đài chống chủ nghĩa cộng sản ở khu vực Viễn Đông. Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản trước đây đã diễn giải Điều 9 có nghĩa là nghiêm cấm cả chiến tranh tự vệ và quyền phòng thủ quốc gia, nhưng từ những năm 1950 trở đi họ bắt đầu duy trì cách diễn giải cho phép Nhật Bản, đi đôi với vị thế của nó như là một quốc gia chủ quyền theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, được thực hiện quyền phòng thủ cá nhân (kobetsu-teki jieiken), và duy trì các tiềm lực quân sự cho mục đích này.[4] (Điều này phù hợp với một sửa đổi được Quốc hội đưa ra trước khi công bố điều luật vốn dẫn tới việc đưa vào cụm từ ‘để thực hiện mục tiêu nói trên’, từ đó mở đường cho cách lý giải Nhật Bản duy trì các lực lượng vũ trang với điều kiện chúng không được tổ chức để giải quyết các tranh chấp quốc tế).

Do đó, các nhà lãnh đạo Nhật Bản, được Mỹ khích lệ, bắt đầu tiến hành tái vũ trang trong phạm vi cho phép của khả năng kinh tế quốc gia, với sự thành lập lần lượt trong các năm 1950 và 1952 của lực lượng Cảnh sát Dự bị Quốc gia (National Police Reserve – NPR) và Lực lượng An toàn Quốc gia (National Safety Force – NSF), vốn là các tiền thân của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản (JSDF) ra đời năm 1955.

Hiệp ước an ninh song phương Mỹ – Nhật được ký kết vào năm 1951. Đây là một ‘thỏa thuận chiến lược lớn’ trong đó Nhật Bản chấp nhận liên minh với và nhận các bảo lãnh an ninh từ Mỹ, đổi lại nước này cung cấp các căn cứ quân sự để từ đó Mỹ có thể mở rộng sức mạnh trên khu vực Đông Á.[5] Nhật Bản cũng chấp nhận rằng cái giá phải trả cho hiệp ước an ninh là chỉ đạt được ‘hòa bình cục bộ’ đơn thuần với Mỹ và các quốc gia liên minh của nó, mà không bao gồm Liên Xô và Trung Quốc. Mãi đến năm 1978 một hiệp ước hòa bình với Trung Quốc mới được ký kết, và không có hiệp ước nào được ký kết với Liên  Xô (hay quốc gia thừa kế của nó là Nga).

Trong khoảng thời gian còn lại của Chiến tranh Lạnh, quá trình tái vũ trang từng bước được duy trì thông qua việc tăng cường các tiềm lực cả về số lượng và chất lượng của JSDF và thắt chặt liên minh an ninh Mỹ – Nhật, cho đến mức độ mà Thủ tướng Nhật Bản Zenko Suzuki vào năm 1981 lần đầu tiên đã có thể công khai đề cập đến các dàn xếp an ninh Mỹ – Nhật như là một ‘liên minh’. Nhật Bản và Mỹ đã phát triển một sự “phân công lao động” tương đối mạnh mẽ về an ninh trong các giai đoạn sau của Chiến trạnh Lạnh nhằm ngăn chặn Liên Xô ở khu vực Viễn Đông. Theo thỏa thuận này, JSDF bảo vệ lãnh thổ, vùng biển và vùng trời xung quanh, cung cấp một ‘lá chắn’ hiệu quả cho việc triển khai quân của Mỹ tại Nhật Bản và bổ sung cho ‘thanh gươm’ Mỹ trong việc triển khai sức mạnh tấn công ở Đông Á.

Nhật Bản củng cố vị thế an ninh của mình thông qua Đại cương Chương trình Quốc phòng (National Defense Programme Outline – NDPO), nỗ lực đầu tiên của quốc gia này trong việc thiết lập các nguyên tắc của học thuyết an ninh cũng như cơ cấu lực lượng cần thiết để thi hành nó. Điểm đáng chú ý của NDPO là nó không chỉ làm rõ nhu cầu xây dựng JSDF, mà còn nhấn mạnh rằng Nhật Bản sẽ duy trì các lực lượng được xây dựng để đẩy lùi xâm lược trước tiên, và sẽ tìm kiếm trợ giúp của Mỹ nếu việc này là không thể, từ đó phát triển một học thuyết an ninh dựa trên sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các lực lượng Mỹ và Nhật Bản. Nhật Bản đã củng cố hơn nữa quan hệ hợp tác với Mỹ thông qua Hướng dẫn Hợp tác Quốc phòng Mỹ – Nhật năm 1978, trong đó lần đầu tiên đề ra các lĩnh vực hợp tác song phương liên quan đến phòng thủ trực tiếp của Nhật Bản theo Điều 5 hiệp ước an ninh (bao gồm hoạch định chiến thuật, các cuộc tập trận chung và hỗ trợ hậu cần), và cho hợp tác liên quan đến các biến cố ở khu vực Viễn Đông theo Điều 6.

Tuy nhiên, kể cả khi việc tái vũ trang của Nhật Bản phát triển thì nó vẫn phải chịu những sự kìm hãm lớn, bởi các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản lo ngại bị dính líu vào cuộc Chiến tranh Lạnh cũng như chiến lược an ninh quốc tế và khu vực của Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách dựng lên những hàng rào nội bộ đối với việc tái vũ trang. Nhật Bản đã giữ vững chính sách của mình về một vị thế hoàn toàn mang tính phòng thủ (senshu boei), dựa trên cơ sở tuân thủ quyền tự phòng thủ cá nhân và được củng cố bằng các điều cấm do hiến pháp đặt ra và nguyên tắc chống quân phiệt. Đặc biệt nhất, vào năm 1976, quy mô của JSDF được hạn chế với việc áp đặt một mức trần 1% tổng sản lượng quốc dân (GNP) cho chi tiêu quốc phòng, và một loạt các tiềm lực được kiểm soát bằng các điều luật nghiêm cấm mua vũ khí có bản chất tấn công rõ ràng.

Trên thực tế, điều này có nghĩa là JSDF không sở hữu các năng lực triển-khai-sức-mạnh, bao gồm các tên lửa đạn đạo liên lục địa (intercontinental bellistic missiles – ICBMs), máy bay tấn công tầm xa và các tàu sân bay ‘tấn công’.[6] Quốc hội còn kiểm soát hơn nữa các năng lực quân sự bằng cách thông qua một nghị quyết năm 1969 trong đó quy định các hoạt động trên không gian của Nhật Bản chỉ nhằm vào các mục tiêu hòa bình (heiwa no mokuteki ni kagiri).

Nhật Bản cũng áp đặt sự kiểm soát dân sự cứng rắn đối với JSDF, đồng thời hạn chế sự phát triển của tổ hợp công nghiệp – quân sự bằng cách đưa ngành công nghiệp quân sự trong nước xuống chịu sự quản lý của lĩnh vực dân sự. Trong khi đó, quyết định tối đa hóa quyền tự chủ quốc gia bằng cách duy trì một nền sản xuất quốc phòng bản địa có nghĩa là quan hệ hợp tác quân sự – công nghiệp với Mỹ bị giới hạn. Các lệnh cấm được áp đặt trong việc xuất khẩu công nghệ vũ khí trong những năm 1967 và 1976, ngăn Nhật Bản xuất khẩu vũ khí và dính líu đến các nỗ lực vũ trang hóa của các quốc gia khác. Nhật Bản tiếp tục miễn cưỡng gửi quân đội ra nước ngoài, và chống lại những cam kết mở theo các nghĩa vụ hiệp ước của nước này với Mỹ.[7]

Cùng với cách diễn giải Điều 9 cho phép tự phòng thủ cá nhân, Nhật Bản còn duy trì một cách diễn giải khác trong đó ngăn cấm việc thi hành quyền phòng thủ tập thể (shudan-teki jieiken). Chính phủ Nhật Bản thừa nhận rằng, với tư cách một quốc gia chủ quyền, nước này vốn có quyền phòng thủ tập thể theo Chương 7 Hiến chương Liên hợp quốc; nhưng từ năm 1954 nước này lại có quan điểm rằng việc thực thi quyền này trên thực tế sẽ vượt quá lực lượng tối thiểu cần thiết cho mục đích phòng thủ và vì vậy vi hiến. Những nghiêm cấm của Nhật Bản đối với việc tiến hành hoạt động phòng thủ tập thể do đó đã hạn chế việc tái vũ trang và khả năng hỗ trợ đồng minh Mỹ bên ngoài vùng lãnh thổ liền kề của nước này.

Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản cũng cố gắng giảm thiểu các nghĩa vụ đồng minh bằng cách khẳng định rằng việc sử dụng các căn cứ quân sự của Mỹ cho các hoạt động an ninh ở nước ngoài đòi hỏi phải trao đổi song phương, và rằng phạm vi địa lý của hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật được giới hạn trong khu vực Viễn Đông. Các cấu trúc chỉ huy quân sự vẫn tách rời khỏi Mỹ, từ đó hạn chế nguy cơ bị lôi kéo vào các hoạt động quân sự trong khu vực của Mỹ. Hơn thế nữa, các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản đã thể hiện một thái độ miễn cưỡng rõ ràng trong việc tiến hành nghiên cứu song phương các biến cố quy định ở Điều 6 Hiệp ước, thay vào đó mong muốn tập trung hơn vào vấn đề phòng thủ của chính Nhật Bản mà thôi.

Cuối cùng, tiến trình tái vũ trang của Nhật Bản được trì hoãn bởi việc duy trì sức mạnh của các thể chế trong nước và các quy phạm chống vũ trang, bao gồm sự hoài nghi công khai đối với JSDF, việc tuân thủ Ba Nguyên tắc Phi Hạt nhân (hikaku sangensoku: không sản xuất, sở hữu hay phổ biến các loại vũ khí hạt nhân) được đưa ra vào năm 1976, phản đối các nỗ lực sửa đổi Điều 9, và nghi ngờ việc khuyến khích giáo dục yêu nước và tính hợp pháp của việc sử dụng vũ lực nhằm đạt được mục tiêu an ninh quốc gia. Trên thực tế, trong giai đoạn hậu chiến tranh, Nhật Bản đã cố gắng làm rõ các khái niệm thay thế về an ninh toàn diện, nhấn mạnh việc sử dụng can dự kinh tế và ngoại giao cũng như hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Như đã được đề cập ở trên, và sẽ được thảo luận chi tiết hơn sau đây, những kìm hãm tái vũ trang rõ ràng đã trở nên ít gò bó hơn trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Mức trần 1% GNP dành cho chi tiêu quốc phòng lần đầu tiên bị phá vỡ vào năm 1986, Ba Nguyên tắc Phi Hạt nhận bị vi phạm với việc tàng trữ và vận chuyển vũ khí hạt nhân trên các con tàu của Mỹ qua các hải cảng Nhật Bản, hợp tác công nghiệp – quân sự trực tiếp Mỹ – Nhật đã bắt đầu với các dự án như hợp tác phát triển máy bay chiến đấu FS-X, và hợp tác liên minh Mỹ-Nhật được mở rộng. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát đã bị bất ngờ bởi cách tiếp cận kiện định của Nhật Bản đối với vấn đề tái vũ trang trong giai đoạn này, điều đã khiến nước này tiếp tục bị hạn chế đáng kể sức mạnh quân sự cho đến cuối Chiến tranh Lạnh.

2017年8月18日by tuan
不動産投資のマメ知識

Tốc độ xoay chuyển vận mệnh đất nước: Kỳ tích của các anh hùng thời Minh Trị Duy Tân

Tác giả giáo sư đại học Waseda : Trần Văn Thọ

Trước khúc ngoặt của lich sử, vận mệnh đất nước và dân tộc tất nhiên tùy thuộc vào hành động của nhũng người có trách nhiệm. Dĩ nhiên tiên đề là phải có tinh thần yêu nước, có ý chí, có ý thức trách nhiệm, nhưng nếu không đủ trí tuệ, không có đầu óc linh hoạt cảm nhận ngay được cái mới để từ bỏ nhanh những tư tưởng lỗi thời thì sẽ đưa ra những quyết định sai lầm hoặc bỏ mất thời cơ.

Vào giữa thế kỷ 19, Nhật Bản là một nước phong kiến, bế quan tỏa cảng, xã hội phân chia thành các giai cấp sĩ, nông, công, thương và chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Thế rồi chiến thuyền Mỹ của đô đốc Perry xuất hiện ở vịnh Edo năm 1853 đã khuấy động cả xã hội phẳng lặng đó. Nhưng chỉ có 15 năm (Minh Trị duy tân bắt đầu năm 1868), các sĩ phu, các lãnh đạo của Nhật đã biến một đất nước phong kiến bảo thủ trở thành một nhà nước tiếp thu toàn diện thế giới văn minh để tiến lên hàng các quốc gia thượng đẳng. Ý chí, trí tuệ và sự chuyển dịch tư tưởng rất nhanh của những lãnh đạo thời đó đã xoay chuyển đất nước một cách ngoạn mục với một tốc độ có thể nói là kỳ diệu.

Thời đại Edo ở Nhật kéo dài từ năm 1603 đến năm 1867. Quyền cai trị đất nước tập trung vào chính quyền Mạc Phủ đóng tại Edo (Tokyo ngày nay) do các tướng quân của dòng họ Tokugawa nối tiếp nhau lãnh đạo. Thiên hoàng (đóng đô ở Kyoto) chỉ có vai trò tượng trưng. Cả nước chia thành 277 phiên (han), mỗi phiên có một lãnh chúa (daimyo) đứng đầu. Cứ hai năm một lần các lãnh chúa phải về Edo chầu tướng quân, một quy chế lập ra để duy trì sự trung thành của các phiên đối với Mạc Phủ. Tuy nhiên từ đầu thế kỷ 19, một số phiên ở phía tây nam mạnh lên về kinh tế và quân sự nên sự gắn bó với Mạc Phủ yếu đi. Hai phiên mạnh nhất thời đó là Satsuma (tỉnh Kagoshima ngày nay) và Choshu (Yamaguchi ngày nay). Về đối ngoại, chính quyền Edo theo chính sách bế quan tỏa cảng, chỉ cho ngoại lệ là cảng Nagasaki được giao thương với nước ngoài.

Năm 1853, hạm đội Mỹ do đô đốc Perry dẫn đầu ghé cảng Uraga ở vịnh Edo, yêu cầu Mạc Phủ mở cửa giao thương. Cả xã hội náo động vì sự kiện này. Đến năm 1858, Perry lại đến và yêu cầu ký kết các hiệp ước bất lợi cho Nhật với hai nội dung chính là Nhật mất chủ quyền về thuế quan (không được dùng thuế quan để bảo hộ sản phẩm trong nước khi mậu dịch với nước ngoài) và không có quyền tài phán đối với người nước ngoài cư trú tại Nhật. Chính quyền Mạc Phủ sợ các nước phương tây gây chiến nên đồng ý ký các hiệp ước đó. Ngoài Mỹ, các nước khác như Pháp, Anh, Hoà Lan, Nga cũng ép Nhật ký các hiệp ước tương tự.

Lúc đó chính trị Nhật rối bời và chia ra nhiều phe có các lập trường khác nhau. Đối nội có 2 quan điểm: “tôn vương” (chủ trương dành thực quyền về cho thiên hoàng) hay duy trì thể chế cũ (do Mạc Phủ cai trị); đối ngoại cũng có hai quan điểm: bài ngoại (nhương di) hay khai phóng (mở của giao thương và học tập nước ngoài). Như vậy kết hợp lập trường đối nội và đối ngoại có tới 4 phe phái. Đặc biệt hai phiên mạnh nhất Satsuma và Choshu lúc đầu có tư tưởng bài ngoại, quyết chống Tây phương bằng vũ lực. Nhưng về mặt đối nội thì hai bên có lập trường khác, Satsuma ủng hộ Mạc Phủ trong khi Choshu thì tôn vương. Do khác nhau về chính sách đối nội, hai phiên này mâu thuẫn nhau, có lúc xảy ra giao tranh khi Satsuma vâng lệnh Mạc Phủ cử binh đi chinh phạt Choshu.

Sang thập niên 1860, tình hình biến chuyển theo một hướng hoàn toàn mới. Năm 1863, do chính sách bài ngoại, Satsuma đã bắn vào thương thuyền của Anh và chiến tranh xảy ra. Nhưng với vũ khí tối tân, Anh đã thắng dễ dàng. Cũng trong thời gian đó, Choshu tấn công thương thuyền của Mỹ, Pháp và Hoà Lan tại eo biển Kanmon. Ba nước phản kích và Choshu thua ngay. Sau dịp thử sức này, cả Satsuma và Choshu nhận thấy không thể đối đầu với Tây phương bằng quân sự mà phải có chiến lược khác. Cùng lúc đó ý kiến của các nhà tư tưởng như Yoshida Shoin và Takasugi Kensaku ngày càng được chú ý. Yoshida cho rằng không biết người thì làm sao thắng được người trong các cuộc tranh chấp. Takasugi, học trò của Yoshida, triển khai ý ấy thành chính sách cụ thể “phải học tập nước ngoài mới có ngày thắng được nước ngoài”. Takasugi cũng là người được Choshu cử đi gặp đại diện các nước Mỹ, Pháp và Hoà Lan để xin hoà sau cuộc xung đột ở eo biển Kanmon.

Với sự chuyển hướng của hai phiên mạnh nhất, khuynh hướng hoà hoãn với nước ngoài và học tập văn minh tây phương dần dần chiếm ưu thế. Vấn đề còn lại là đối nội: thế lực nào sẽ lãnh đạo trong thời đại học tập nước ngoài để xây dựng đất nước? Tại phiên Satsuma, với sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo sang những người trẻ như Saigo Takamori và Ohkubo Toshimichi, hai người mà sau này giữ vai trò nòng cốt trong việc xây dựng thời đại Minh Trị, ý thức ủng hộ Mạc Phủ ngày càng phai nhạt và dần dần họ thấy phải đoàn kết chung quanh thiên hoàng, biểu tượng cho sự thống nhất dân tộc, mới đưa đất nước vào giai đoạn mới.

Vào thời điểm đó, sự xuất hiện của Sakamoto Ryoma, một chí sĩ thuộc phiên Tosa (Kochi ngày nay), trên vũ đài chính trị rất đúng lúc. Lúc 18 tuổi (năm 1853) trên đường từ Tosa lên Edo để học kiếm thuật, Sakamoto đã tận mắt chứng kiến hạm đội hiện đại của Perry, cảm nhận sức mạnh của phương Tây và thấy Nhật phải thay đổi mới thoát được nguy cơ bị thực dân hóa. Tương truyền rằng sau đó ông đã tìm đọc hết những sách kinh điển của các nước tây Âu vừa mới được dịch sang tiếng Nhật. Chuyện kể rằng ông đã nói với người bạn đồng hương lâu ngày mới gặp lại rằng “vũ khí quan trọng của thời đại bây giờ không phải là thanh gươm cây kiếm, cũng không phải là súng ống mà là cái nầy đây” (ông rút trong túi ra đưa cho bạn xem cuốnVạn quốc công pháp vừa được phát hành (năm 1865), đây là cuốn sách dịch từ cuốn Elements of International Law của Henry Wheaton.

Sakamoto nhận thấy Mạc Phủ không còn uy tín và năng lực để lãnh đạo đất nước trong thời đại mới nên đã vận động quy tụ thế lực mới mà bắt đầu bằng việc điều đình để hai phiên mạnh nhất là Satsuma và Choshu làm hoà với nhau. Kết cuộc ông đã thành công và đồng minh Satsuma-Choshu ra đời. Họ đã liên hiệp với hai phiên khác là Tosa và Hizen (Saga ngày nay) tạo thành lực lượng tôn vương mạnh mẽ. Saigo Takamori trở thành chỉ huy trưởng của lực lượng nầy.

Trước sức mạnh của phe tôn vương, tướng quân đương thời và cũng là tướng quân cuối cùng của Mạc Phủ là Yoshinobu thỏa hiệp bằng cách trả lại thực quyền cho thiên hoàng (tháng 10/1867) với hy vọng tham gia chính phủ mới trong đó quyền lợi của Tokugawa được duy trì. Tuy nhiên kết cuộc phía Tokugawa thấy mình bị mất quá nhiều quyền lợi, chẳng hạn phải giải tán quân đội đã có từ trước, nên đã đem quân chống lại phía thiên hoàng. Cuộc nội chiến kéo dài gần nửa năm, cuối cùng Tokugawa suy yếu phải rút quân về cố thủ thành Edo. Tướng giữ thành lúc đó là tổng đốc lục quân Katsu Kaishu. Quân đội phía thiên hoàng do Saigo Takamori chỉ huy tiến về Edo chuẩn bị vây thành.

Trước khả năng nước ngoài tìm cách thôn tính Nhật, những nhà lãnh đạo hai bên Mạc Phủ và thiên hoàng phải có quyết định để tránh tổn thất lớn cho đất nước. Cuối cùng, phân tích lực lượng hai bên và tình hình thế giới, và suy nghĩ về tương lai đất nước, tướng Katsu đã đi đến quyết định là phải đầu hàng quân đội thiên hoàng mới cứu được nước Nhật ra khỏi thảm họa. Ông thuyết phục phe chủ chiến trong thành và hứa sẽ đưa ra các điều kiện đầu hàng không phương hại đến tính mạng và tài sản tối thiểu của gia đình, thân tộc và quan lại của Mạc Phủ.

Cuộc đàm phán giữa hai tướng Saigo và Katsu đã diễn ra thuận lợi ngoài dự tưởng của Katsu, nhất là thái độ rất hoà nhã và khiêm tốn của Saigo đối với người chiến bại đã làm phía Tokugawa thấy yên tâm và không hề có mặc cảm của người thất thế. Phía tướng Katsu cũng trình bày nội tình của phe Tokugawa với thái độ chân thành. Saigo đã đồng ý các điều kiện đầu hàng. Ông đã về thuyết phục những người chủ chiến phía thiên hoàng. Với uy tín của Saigo mọi người đã chấp nhận chấm dứt chiến tranh theo kết quả cuộc hội đàm của Saigo và Katsu. Lịch sử đã ghi lại sự kiện nầy bằng 4 chữ Vô huyết khai thành (mở của thành đầu hàng để tránh đổ máu). Tướng quân Yoshinobu được cho về sống cuộc đời ẩn dật tại Shizuoka (gần núi Phú sĩ). Những người tài giỏi của thời Tokugawa được chính quyền Minh Trị mời cộng tác. Đặc biệt tướng Katsu được mời làm bộ trưởng hải quân vì ông nguyên là chuyên gia về kỹ thuật quân sự tây phương, am hiểu nghệ thuật cầm quân trên biển. Hải quân của Nhật được cận đại hóa và sau nầy giành thắng lợi trong chiến tranh Nhật Nga (1905) một phần to lớn có công lao của Katsu, nói rộng ra là nhờ chính sách đặt lợi ích dân tộc lên trên hết của những người lập ra chính quyền Minh Trị nên những người tài của chế độ cũ được trọng dụng.

Vài tháng sau sự kiện vô huyết khai thành, Edo được đổi tên là Tokyo (tháng 7/1868) và sau đó ít lâu Minh Trị thiên hoàng dời đô từ Kyoto về Tokyo (tháng 10/1868), đánh dấu một thời đại mới.

Như vậy chỉ trong vòng 15 năm Nhật Bản đã làm được cuộc cách mạng đưa đất nước vào kỷ nguyên mới. Có thể tóm tắt những yếu tố làm nên kỳ tích này.

Thứ nhất, các sĩ phu, các lãnh đạo thời đó đã đặt tiền đồ, vận mệnh đất nước lên trên hết nên đã thỏa hiệp nhanh chóng. Họ đã khôn khéo dùng thiên hoàng làm biểu tượng để dễ thống nhất các lực lượng vốn đã phân tán do chế độ phiên trấn thời Mạc Phủ. Trước nguy cơ bị nước ngoài thống trị, dù với lập trường nào, họ cũng cảm thấy trách nhiệm với đất nước nên đã giải quyết các tranh chấp nội bộ rất nhanh, đã không kéo dài các cuộc nội chiến làm hao tổn nội lực.

Thứ hai, những sĩ phu, những lãnh đạo của Nhật thời đó thức thời nhanh chóng nên đã thay đổi chiến lược một cách ngoạn mục. Mới đánh một trận họ đã nhận ngay ra được sức mạnh quân sự của Âu Mỹ, mới đọc một số sách vở đã ngộ ra được sức mạnh của văn minh phương Tây và thấy là mình phải học hỏi để canh tân đất nước. Đằng sau những phán đoán chính xác và thay đổi chiến lược kịp thời nầy là tinh thần và nỗ lực học hỏi, tìm hiểu nguồn gốc sức mạnh của những người, những thế lực mới lạ đến từ phương Tây.

Ngày nay với tiến bộ của khoa học về phương tiện đi lại và liên lạc, việc tiếp xúc học hỏi với bên ngoài quá dễ dàng. Tuy nhiên không ít trường hợp lãnh đạo của nhiều nước phải mất hàng chục năm mới thực hiện được vài cải cách, mất hàng nửa thế kỷ hay lâu hơn mới thay đổi được tư duy, chiến lược cần thiết để đất nước phát triển./.

2017年8月17日by tuan
不動産投資のマメ知識

Nhật Bản là dân tộc chăm đọc sách nhất thế giới .

Những lý do nào khiến dân tộc Nhật đã có một văn hoá đọc có thể nói vào bậc nhất thế giới? Văn hoá đọc này không phải chỉ bỗng dưng bùng nổ vào thời Minh Trị Duy Tân 1868 khi đất nước được mở cửa, hướng về phương Tây, mà có gốc rễ sâu xa từ thời Tokugawa 1600-1868, từ lúc dân tộc chỉ có văn hoá võ sĩ trên chiến trường, từ lúc thầy tu khoẻ mạnh cũng muốn ra trận để thi thố tài năng đi tìm hạnh phúc. Cách đây 300 năm Nhật Bản đã có những con số “khủng” về giáo dục và văn hoá đọc. Những lý do nào khiến cho một dân tộc võ sĩ lại trở thành mê đọc sách như thế? Và đọc sách để làm gì? Tại sao không phải các dân tộc có truyền thống văn sâu đậm như Trung Hoa hay Việt Nam mà lại một dân tộc có truyền thống võ như Nhật Bản?

Hai trăm sáu mươi năm tự đóng kín cửa như “hến” sau khi đuổi hết người truyền giáo phương Tây khỏi nước(cùng thời với Việt Nam), nhưng tại sao mảnh đất Nhật Bản lại “ngậm” được viên ngọc ‘Tây học’ (Western learning, thông qua ‘Lan học’, Rangaku)hình thành bên trong, từ chất “nọc độc của người man di”, để rồi viên ngọc khai minh đó biến thành quốc sách thời Minh Trị?

Một sự lặp lại kỳ thú của lịch sử: châu Âu đã từng có cuộc dịch thuật vĩ đại thế kỷ 11 và 12 lúc đại học châu Âu ra đời để làm nền tảng phát triển khoa học và văn hoá, thì tương tự, ở phương Đông, Nhật Bản cũng đã có cuộc dịch thuật vĩ đại của mình trong hai thế kỷ thời đóng cửa, giúp chuyển hệ hình tư duy kiểu phong kiến Trung Hoa sang hệ hình khoa học hiện đại phương Tây dù tầng lớp trí thức ở Nhật Bản chịu ảnh hưởng rất sâu đậm của Khổng giáo, có thể sâu đậm hơn cả giới trí thức Việt Nam cùng thời. Cuộc dịch thuật là khó nhọc và không kém phần nguy hiểm, nhưng trí thức Nhật Bản đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao cả của mình đối với quốc gia, rằng họ không thể yêu nước trong sự vô minh. Đọc sách là việc làm của lòng yêu nước, không phải chỉ để thưởng ngoạn, mà đểkhai minh và khai sinh một thời đại mới cho đất nước. Đọc sách là thuộc tính của một dân tộc văn hoá có ý thức. Họ không sợ học của kẻ thù, chỉ sợ ngu muội vì không học. Và họ đã thành công.

****

Người ta đã từng nghe nói về sự đọc sách khủng của người Nhật thời Minh Trị Duy Tân, cách chúng ta hôm nay ngót một thế kỷ rưỡi. Thí dụ minh hoạ thường là quyển sách Bàn vềTự do, On Liberty, của John Stuart Mill. Sách được xuất bản ở Anh năm 1859, cùng năm với tác phẩm “Thuyết tiến hoá” của Charles Darwin. Bàn về Tự do là một quyển sách rất có ảnh hưởng ở phương Tây, và ngày nay vẫn còn tiếp tục được đọc. Khi được dịch sang tiếng Nhật quyển sách đã bán trên triệu bản.

Một quyển sách khác, có lẽ ít được biết hơn đối với độc giả Việt Nam, là Tự lo, Self-Help của Samuel Smiles. Quyển sách này là best-seller ở phương Tây, đến cuối thế kỷ 19 bán được số lượng 250.000 ở Anh Mỹ, nhưng khi được Nakamura Masanao, một học giả Khổng giáo từng học bên Anh, dịch sang tiếng Nhật những năm đầu của thời Minh Trị thì quyển sách bán đến một triệu bản! (Nakamura cũng là người dịch quyển Bàn về Tự do) Một con số thật “khủng” nếu ta biết rằng thời đó dân số Nhật Bản chỉ khoảng trên 30 triệu thôi. Self-Help là một trong ba quyển sách được gọi là “Bộ kinh thánh Minh Trị” có sức hút mãnh liệt đối với người Nhật, nhất là giới trẻ, trong giai đoạn đất nước đổi mới của Nhật Bản. Cuốn sách Tự lo thể hiện tinh thần độc lập tự chủ của các cá nhân, và từ đó làm cho quốc gia độc lập và tự chủ. Cuốn sách mượn lời của J.S. Mill ngay trang đầu: “Giá trị của nhà nước, xét lâu dài, là giá trị của các cá nhân cấu thành.” Đó là tín hiệu mà quyển sách muốn truyền đạt: Muốn có một đất nước mạnh, độc lập, phải có những cá nhân mạnh và độc lập, thông qua tự rèn luyện, tự lo. Đó là điều kiện tiên quyết.

Nói chung vào thời mở cửa Minh Trị Duy Tân, dân tộc Nhật lên cơn sốt đọc sách nước ngoài để biết phương Tây đã làm gì và đang làm gì mà “nước giàu quân mạnh” như thế. Họ muốn biết và muốn học, để xây dựng đất nước hùng mạnh như các cường quốc phương Tây. Chỉ có được một nền văn hoá lớn, một xã hội phú cường, khi nào mọi người được học như nhau, khi mọi người có quyền ao ước và có điều kiện vươn lên khỏi chức phận cũ của mình. Tinh thần này, ethos, được diễn tả mạnh mẽ trong tác phẩm “Khuyến học”, Gakumon no susume, của nhà khai minh Fukuzawa Yukichi (1835-1901): “Con người không sinh ra cao quý hay thấp hèn, giàu sang hay nghèo khó. Chính những ai lao động siêng năng ở những công việc tìm tòi của họ, và học nhiều, sẽ trở thành cao quý và giàu có, trong khi những ai biếng nhác sẽ trở thành nghèo khó, thấp hèn.”

Hai sự kiện sau đây ở thế kỷ 20 minh hoạ thêm óc tò mò học hỏi đặc biệt của người Nhật, điều mà các nhà truyền giáo phương Tây đã ghi nhận khi tiếp xúc với những dân tộc này, so sánh với các dân Trung Hoa hay Hàn Quốc mà họ biết trước đó. Năm 1922 khi Einstein thực hiện lời mời sang thăm và diễn thuyết khoa học tại Nhật thì nước Nhật vừa có ngay một tuyển tập Einstein gồm bốn quyển. Lúc đó không đâu ở châu Âu hay ở Mỹ có tuyển tập này. Tương tự, ba năm trước đó, 1919, Nhật Bản cũng là nước đầu tiên xuất bản tuyển tập Các Mác, Ăng-Ghen. Cũng không đâu trên thế giới, kể cả Nga, Đức là những nơi có phong trào xã hội chủ nghĩa mạnh nhất thế giới có tuyển tập này. Người Nhật quả muốn biết hết những nghĩ gì thế giới trước đó.

Công ty ra đời đầu tiên thời Minh Trị Duy Tân kinh doanh gì? Được sách sử ghi lại, đó là công ty nhập khẩu và kinh doanh sách Maruzen của Hayashi Yuteki. Năm 1869 ông Hayashi Yuteki mở công ty đầu tiên tại Yokohama có tên Maruya, và năm sau mở thêm cửa hàng thứ hai tại Nihonbashi, khu phố cổ trung tâm sầm uất và thời trang nhất của Tokyo lúc bấy giờ! Năm 1880 Hayashi chuyển doanh nghiệp chính thức thành công ty TNHH Maruzen. Sách là mặt hàng đi đầu trong “cuộc chấn hưng dân khí”. Phần lớn các học giả và nhà văn đều là khách hàng của Maruzen, trong đó có hai nhà văn lớn Akutagawa Ryunosuke và Natsume Sōseki. Hayashi Yuteki vốn là một thầy thuốc hành nghề rồi sau đó trở thành học trò của nhà khai minh Fukuzawa Yukichi. Ngoài các hiệu sách, Maruzen còn xuất bản một nguyệt san cho giới văn sĩ, học thuật có tên “Ánh sáng của Khoa học”, Gakutō. Một thời gian dài Maruzen là cửa sổ duy nhất nhìn ra phương Tây. [Công ty sách này ngày nay vẫn còn tồn tại, hoạt động rộng rãi, có doanh số năm 1996 hơn một tỉ Euro với 2.100 nhân viên. Khách hàng của họ là nhiều đại học, cơ quan chính quyền và viện nghiên cứu.]

Chúng ta tự hỏi vì đâu mà người Nhật lại có cái đam mê đọc sách cuồng nhiệt và sự đánh giá cao sách vở như thế? Có phải dân tộc này chỉ mê đọc sách thời Minh Trị khi bừng tỉnh sau ‘cơn ngủ đông’ mấy trăm năm trước đó không? Dân tộc Trung Hoa cũng từng ngủ đông dài như thế, và một số dân tộc khác cùng dòng văn hoá Khổng Mạnh, nhưng tại sao không có cái đam mê đọc sách như dân Nhật?

Một truyền thống lâu đời

Thực ra người Nhật đã có truyền thống đọc sách khủng lâu đời, ít ra từ thời Tokugawa 1600-1868. Trong thời đầu của Tokugawa Ieyasu, người thống nhất đất nước và lập nên triều đại Tokugawa hoà bình 265 năm lâu dài nhất lịch sử, thì chuyện một samurai có thể diễn đạt được ý tưởng của mình một cách mạch lạc trên giấy trắng mực đen là điều hi hữu, và tình trạng mù chữ là bình thường. Văn hoá Nhật Bản trước 1600 là văn hoá võ sĩ. Nhưng vào cuối thế kỷ 18, có thể nói một samurai mù chữ là một điều hụt hẫng đáng buồn, và tới giữa thế kỷ 19, tình hình lại khác nhau một trời một vực.

Trong thời Genroku (1688-1704), được xem là thời vàng son của Tokugawa với kinh tế ổn định, nghệ thuật và văn chương phát triển, Nhật Bản đã có một hệ thống xuất bản sách hiện đại đáng ngạc nhiên, đặc trưng bởi sự hiện hữu của nhiều nhà xuất bản lớn, nhiều nhà minh hoạ sách có tiếng và nhiều nhà văn tên tuổi. Sách thường được xuất bản với số lượng đến hơn 10.000 bản! Đây là một con số “khủng” thời đó; Nhật Bản lúc đó chỉ có chừng 20 triệu người, vì thời Minh Trị dân số Nhật Bản khoảng 30 triệu. Năm 1692 Nhật Bản cũng đã từng có những bộ danh mục hàng chục tập về các sách in dành cho công chúng sử dụng. (Hiện nay VN chưa có được những bộ danh mục như thế tại các nhà sách).

Con số phát hành 10.000 bản là rất đáng ghen tị cho những nhà xuất bản và tác giả Việt Nam hiện nay, đất nước với gần 90 triệu dân. Trong gần mười năm qua từ khi loại sách khai trí bắt đầu xuất hiện, có mấy tác giả nào có số ấn bản tương đương như thế? Cho nên số ấn bản 10.000 của người Nhật thời Tokugawa cách đây 300 năm quả là con số “khủng”! [Việt Nam lúc bấy giờ đang trong giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, không hiểu giáo dục và văn hoá đọc sách ra sao.]

Thương mại sách ở Nhật bắt đầu phát triển mạnh từ đầu thế kỷ 17. Giới đọc sách truyền thống như quý tộc, tu sĩ và thượng lưu trong thành phố được mở rộng sang các giới đại chúng. Mặc dù số lượng phát hành cao, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu đọc sách của các tầng lớp dân chúng, văn hoáđọc sách thuê, ra đời trong thời Kan’ei (1624-44), trở nên phổ biến, đặc biệt tại các thành phố lớn như Edo, Kyoto và Nagoya. Các cửa hàng cho thuê sách, kashihonya, đóng vai trò quan trọng ở đây. Cuối thế kỷ 18 các cửa hàng cho thuê sách có mặt khắp nơi ở Edo (tức Tokyo) và các tỉnh. Khách hàng được phục vụ bởi những người đi rong mang thùng sách trên lưng. Sách vở có thể đi đến tận các hải đảo xa xôi. Edo có 650 cửa hàng cho mượn sách năm 1808, nhưng đến 1832 đã có tới 800. Edo có dân số khoảng hơn triệu, và tỉ lệ biết chữ lên đến 70%. Một cửa hàng cho mượn sách ở Nagoya, tên Daisō của Sōhachi, như lịch sử còn ghi, được thành lập năm 1767 và hoạt động 132 năm liền, đến khi chấm dứt hoạt động có một danh mục đến 26.768 quyển sách cho mượn.

Nhật Bản thế kỷ 18 có những thành phố lớn phát triển với dân số tập trung cao như châu Âu. Edo có trên một triệu dân, nhất thế giới, hơn cả Paris. Các thành phố khác như Osaka có con số non một triệu. Nhật Bản có văn hoá thành thị, có cả văn hoá salon (zashiki), đời sống sung túc rõ nét như ở châu Âu thời Trung cổ. Và đó cũng là điểm hấp dẫn đối với giới thương nhân nước ngoài khi họ kêu gọi Nhật Bản mở cửa. [Việt Nam lúc đó chưa được như thế về mặt phát triển kinh tế.]

Chúng ta hỏi: Từ đâu người Nhật có sự đam mê đọc sách như thế? Động lực nào?

Nguồn gốc đọc sách: văn đi trước võ

Sự học tại Nhật Bản trước 1600 là độc quyền của giới quý tộc và tăng lữ, nhưng đến thời Tokugawa trở thành công việc của cả nước. Năm 1615 tướng quân Tokugawa Ieyasu, sau khi đã bình định được gần ba trăm phiên trấn (han), thiết lập nên một thể chế chính trị gần như liên bang, phát đi mệnh lệnh như một ‘big bang’ cho các đại danh, daimyō, chủ phiên trấn và các võ sĩ, samurai: Điều 1 của mệnh lệnh nói: “bun bên tay trái, bu bên tay phải”. Bun là văn, sự học, là cây bút, trong khi bu là võ, nghệ thuật chiến tranh, từ đó chữ bushi là võ sĩ, bushido là võ sĩ đạo. Như thế Điều 1 nói “quyển sách bên tay trái, thanh gươm bên tay phải”, và văn đi trước võ, để có thể trị nước lâu bền. Các võ sĩ Nhật dần dần trở thành giai cấp cầm quyền có học. Ở Nhật Bản, cầm quyền là việc của giai cấp của samurai, cha truyền con nối, không phải việc của các Khổng nho như ở Trung Hoa hay Việt Nam, Triều Tiên. Khổng nho cao lắm chỉ được làm tư vấn với đồng lương thấp. Nhật Bản cũng có xếp hạng “sĩ, nông, công, thương” (shi, nō, kō, shō) dưới ảnh hưởng của Khống giáo Trung Hoa, nhưng ở đây sĩ không phải là nho sĩ, mà là võ sĩ.

Các daimyō giờ đây phải học văn hoá, các loại khoa học và nghệ thuật quản lý đất nước. Một daimyō có học phải đọc sách hằng ngày. Để phục vụ cho việc học tập của daimyō, và các gia thần, thư viện được thành lập, sách vở được sưu tầm một cách qui mô, và trở thành biểu tượng cho tri thức. Thư viện bao gồm các loại sách về lịch sử Nhật Bản và Trung Hoa, các sách về Khổng giáo, Phật giáo và Thần giáo; sách về nghệ thuật quân sự, chiến lược quân sự, địa lý, thiên văn, kinh tế, toán học, y khoa và vô số sách về văn chương cổ điển. Bản thân tướng quân Ieyasu từng lập thư viện cho mình. Nhật Bản mỗi thời đều có những thư viện nổi tiếng, nhưng vào thời Tokugawa, Nhật Bản có nhiều thư viện nhất chưa bao giờ thấy trước đó. Fukuzawa Yukichi (1835-1901) đã ghi lại trong “Tây dương sự tình” sự quan sát đặc biệt của ông về các thư viện phương Tây khi ông có dịp đi tham quan:

Trong những thành phố lớn của phương Tây đều có các sưu tập sách được gọi là “thư viện”, ở đó tất cả được sưu tầm, từ sách cho nhu cầu hàng ngày đến những loại sách hiếm, và sách trong nước cũng như từ nước ngoài. Người dân đến và có thể đọc quyển sách mình muốn, dù không phải là mỗi ngày. Thư viện Anh có 800.000 quyển, của St. Peterburg 900.000, và của Paris 1,5 triệu. Người Pháp nói rằng, nếu đem tất cả sách xếp nối đuôi nhau, chúng ta sẽ có một chiều dài 7 dặm

.Phát triển giáo dục

Văn hoá đọc sách gắn liền với giáo dục. Tokugawa là thời kỳ của sự bùng nổ giáo dục, hệ thống trường học, phục vụ cho nhiều đối tượng, nhiều đẳng cấp, trường trung ương của shogun, trường phiên của các daimyō, trường tư, cho dân thường và trường hỗn hợp cho cả samurai và dân thường. Vài con số dưới đây sẽ làm chúng ta thêm ngạc nhiên để thấy mối tương quan giữa văn hoá đọc và giáo dục.

Ngoài những trường chính thống dành cho giai cấp samurai của Mạc phủ, như “Hàn lâm Khổng giáo”, Shōheikō, thành lập năm 1630, và trường của các phiên, còn có các loại trường như trường terakoya cho thường dân; trường gōgaku dành cho cả con em samurai lẫn thường dân học chung, được chính thức hỗ trợ từ nhà nước, báo trước loại giáo dục hiện đại phi đẳng cấp sẽ ra đời thời MinhTrị. Ngoài ra có loại trường tư thục, shijuku, privat academies, với khoảng 1.500 trường, từ qui mô nhỏ vài ba chục đến qui mô lớn cả ngàn sinh viên, cạnh tranh với các trường trung ương hay trường phiên, dành cho cả samurai và thường dân mọi tầng lớp.

Tại phiên Chōshū, một trong những phiên quan trọng trong việc lật đổ Mạc phủ để phục hồi thiên hoàng, nhiều samurai nổi loạn và trở thành lãnh đạo của chính phủ Minh Trị đã từng là học trò của nhà yêu nước Yoshida Shōin (1830-1859) tại trường tư thục do ông thành lập. Shijuku thường phục vụ cho giáo dục cao cấp (advanced education), đi vào nghiên cứu, là trường của những người muốn tiến thân vào học thuật. Đó là loại trường “vườn ươm nhân tài”, bất kể từ đâu đến, samurai hay thương gia, thầy tu, tạo nguồn nhân lực quốc gia, jinzai (nhân tài, human resource), điều cũng được các giới chính quyền trung ương và địa phương ủng hộ. Theo tinh thần của jinzai, việc tuyển mộ nhân sự được dựa trên cơ sở tài năng hơn là nguồn gốc thân thế, và tài năng có thể đi từ phiên này sang phiên khác sống. Ngoài ra còn các trường dạy nghề và trường tôn giáo.

Năm 1868 khi Nhật Bản Minh Trị bắt đầu cuộc duy tân, cả nước đã có 17.000 trường đủ mọi loại! Đây cũng là một con số ‘khủng’ nữa. Hàng triệu người đã được học hành. [Việt Nam có được bao nhiêu trường học và học sinh lúc đó? Nam Kỳ lúc đó vừa trở thành thuộc địa Pháp.] Có một ước tính theo đó cuối thời Tokugawa Nhật Bản có khoảng trên 40 phần trăm con trai và 10 phần trăm con gái nhận được giáo dục ngoài gia đình. Nhà nước không sợ sự phát triển giáo dục trong nhân dân, và dân chúng cũng đồng tình để cải thiện vị trí xã hội của mình. Phát triển đất nước cần những người có học. “Việc đầu tiên cần thiết cho sự trị vì một nhà nước là năng lực con người. Mà năng lực con người thì đến từ sự học” như học giả Khống giáoDazai Jun (1686-1747) viết.

Qui mô của trường Nhật cũng không kém phần ngạc nhiên. Trường Shōheikō được xây dựng lại năm 1799 thực tế không phải là một ngôi trường, mà là một campus to lớn, nhiều dãy nhà ngang dọc, nhiều đường phố trong đó, với một đền thờ Khổng tử lớn tại trung tâm, nó là một cái làng học thuật và đào tạo đúng hơn là một cái trường đơn giản theo quan niệm của chúng ta. Trường Nisshinkan tuy có thể nhỏ hơn nhưng cũng rất lớn. Chúng ta biết rằng tại Hoa Kỳ, các đại học dạng campus hình thành chủ yếu từ Luật giao đất Morrill năm 1862 trước khi cuộc nội chiến chấm dứt. Phải chăng, xét về qui mô, các trường của Nhật Bản thời Tokugawa đã đi trước các đại học campus của Mỹ gần cả trăm năm?

Nước Nhật bước vào hiện đại hoá không phải từ tro tàn của chế độ cũ, mà ngược lại, được xây dựng trên một nền móng văn hoá đã phát triển cao, đa dạng về nội dung học, và vững chắc. Năm 1872 (cũng là năm sinh của cụ Phan Châu Trinh), tức chỉ bốn năm sau khi vua Minh Trị được phục hồi, một chế độ giáo dục cưỡng bách toàn dân được thực hiện trên khắp nước Nhật, một kỳ công. Điều này sẽ khó có thể được nếu Nhật Bản Tokugawa không có gì cả. Năm 1900 Nhật Bản có tỉ lệ người biết chữ cao hơn tỉ lệ của Anh. Đó là một môi trường văn hoá tốt và thiết yếu cho sự phát triển mạnh của khoa học và kỹ thuật.

Nếu đầu thời kỳ Tokugawa lưỡi gươm là quan trọng, thì vào cuối thời Tokugawa thì quyển sách là quan trọng hơn.

Trước áp lực của nguy cơ nước ngoài sự học cổ điển dần dần được hiện đại hoá bằng các môn học phương Tây. Các môn tri thức quân sự, luyện kim, vẽ bản đồ, y khoa, hoá học…, cũng như các môn học về các thể chế chính trị, kinh tế các quốc gia phương Tây có sức hút mạnh mẽ. Các daimyō biết nhìn xa gửi sinh viên tài năng đi học tại Nagasaki hay tại những trường Lan học tại Edo và Osaka. Và trong những năm 1850, 1860 họ thành lập các trung tâm Tây học tại các phiên của họ. Các nhà lãnh đạo của Minh Trị Duy Tân như Saigō của phiên Satsuma, Kido, Itō và Inoue của Chōshū, Soejima và Okuma của Saga, Gotō, Sakamoto và Sasaki của Tosa, Yuri của Fuki, Mutsu và Katsu của Mạc phủ, tất cả đều đã một lần học tại Nagasaki, trung tâm Lan học hiện đại của cả đất nước.

Sự phát triển giáo dục thời Tokugawa gắn liền với sự phát triển văn hoá Edo. Edo là thời kỳ của nghệ thuật và học thuật. Tokugawa chọn con đường đóng kín không phải để suy tàn, mà ngược lại, để phát triển bản sắc Nhật Bản không bị phá rầy, đưa sức sống của dân tộc lên đỉnh cao văn hoá và nghệ thuật, vun xới đạo đức và bản sắc. Đó là thời kỳ của sự tự tôi luyện, sự quyết tâm tự khẳng định mình, biến đổi miếng đất hoang sơ thành một vườn hoa sặc sỡ, phát triển các hình thái nghệ thuật lên cao nhất, để bản sắc Nhật Bản trở thành nền tảng không lung lay được trong thời mở cửa xáo trộn sau, để tài năng Nhật Bản được tinh luyện làm niềm tin của dân tộc. Khi mở cửa, nghệ thuật Nhật Bản đã chinh phục được các quốc gia phương Tây và quốc gia được nể phục.

Tấm bình phong sơn mài hoa Iris của Ogata Kōrin (1658-1716), bậc thầy tiên phong về hội hoạ thời Edo, là thời đại hưng thịnh của nghệ thuật, để lại dấu ấn mãi mãi trong lịch sử Nhật Bản. Otaga Kōrin là tấm gương lớn của những người trường phái ấn tượng đầu tiên của Pháp. Các cuộc triển lãm tranh nghệ thuật của nghệ sĩ Nhật Bản nửa cuối thế kỷ 19 trong thời mở cửa tại châu Âu cũng như tại Hoa Kỳ đã mang đến cho Nhật Bản một sự công nhận lớn trong lãnh vực nghệ thuật. Không phải chỉ có phương Tây chiếm lĩnh Nhật Bản qua các hiệp định thương mại, mà Nhật Bản đã chiếm lĩnh sân khấu nghệ thuật phương Tây qua nghệ thuật. Van Gogh cũng chịu ảnh hưởng của hội hoạ Nhật Bản. Nhiều người Mỹ thừa nhận tính ưu việt của nghệ thuật Nhật Bản. Một làn sóng lớn, “tsunami”, du lịch từ phương Tây, nhất là từ Hoa Kỳ đã đổ sang Nhật Bản vì sự ngưỡng mộ dân tộc đặc biệt này. Người Nhật cảm thấy tự tin khi bước vào sân chơi của cộng đồng các cường quốc. (Ảnh: nguồn Wikipedia)

Lan học, cuộc dịch thuật vĩ đại

Còn một sự kiện ‘khủng’ khác cần được nói lên ở đây. Đó là cuộc dịch thuật vĩ đại hai thế kỷ của giới trí thức Nhật Bản trong thời Tokugawa tự đóng cửa. Sáu năm sau khi Copernicus qua đời (1543) và tác phẩm cách mạng Về chuyển động quay của các thiên thể xuất bản, Nhật Bản tiếp xúc với những người phương Tây đầu tiên. Nhưng năm mươi năm sau, Nhật Bản, như chúng ta biết, chọn con đường đóng kín cửa, “toả quốc”, sakoku, từ 1640 (Việt Nam từ 1630), khi thấy sự phát triển của Kitô giáo là nguy hiểm cho tinh thần dân tộc và cho quyền lực. Nhật Bản chỉ chừa một cửa thông thương duy nhất với Hà Lan tại Dejima, Nagasaki. Sự đóng kín này kéo dài cho đến hết thời Tokugawa năm 1868. Vậy mà trong điều kiện đó, đây là điều Việt Nam không có, trí thức Nhật Bản đã làm một cuộc dịch thuật vĩ đại sách vở phương Tây. Tuy không quyển sách nào thoát khỏi bàn tay kiểm duyệt nghiêm ngặt của Mạc phủ, tuy giới học giả phải làm việc trong điều kiện khó khăn, đôi khi phải trả giá bằng tính mệnh, nhưng họ đã làm nên mộtcuộc dịch thuật vĩ đại từ cái được gọi là Lan học, rangaku, Dutch learning (“Lan” là gọi tắt của Hà Lan), bắt cầu cho khai trí, khoa học, kỹ thuật để Minh Trị Duy Tân bước tới mạnh mẽ.

Trí thức Nhật, nhất là giới bác sĩ, đặc biệt chú ý đến khoa học kỹ thuật từ châu Âu qua các tác phẩm dịch từ tiếng Hà Lan. Họ nhìn thấy trong đó một nền văn minh mới xuất hiện, và ý thức rằng, nếu một ngàn năm trước Nhật Bản đã từng gửi học giả và tăng lữ sang Trung Hoa để học văn hoá, thì nay, họ cũng đang đứng trước một nền văn minh mới đồ sộ cần phải học hỏi, và họ phải tự học trong sự dè chừng của Mạc phủ. Qua Lan học – hay Tây học qua tiếng Hà Lan – người Nhật học hầu như tất cả các môn khoa học và công nghệ phương Tây: y khoa, sinh học, thiên văn, toán học, vật lý, hoá học, điện, cơ học, máy bơm, đồng hồ, máy hơi nước, kính thiên văn, kính hiển vi, luyện kim, đúc súng, đóng tàu…Họ thường xuyên theo dõi sự tiến bộ khoa học công nghệ châu Âu. Các thương nhân Hà Lan ngay từ đầu được Mạc phủ yêu cầu hàng năm viết báo cáo (fūsetsugaki) cho chính phủ tướng quân về tình hình thế giới, và về cuộc cách mạng công nghệ và khoa học ở châu Âu.

Từ thế kỷ 18, tức khoảng một thế kỷ sau tác phẩm Principia của Newton, các học giả Lan học đã nắm bắt được vật lý Newton, họ đã dịch được các khái niệm như “trọng lực” (jūryoku), “lực hút” (inryoku), “lực ly tâm” (enshinryoku), “khối tâm” (jūten, centre of mass) vẫn còn được sử dụng ngày nay. Các học giả Lan học đã hiểu các hiện tượng điện, tĩnh điện, hiểu nguyên lý ắc-quy của Volta đầu thế kỷ 19, chỉ mấy năm sau khi Volta phát minh ở châu Âu. Họ hiểu hoá học của Lavoisier, có thể chế tạo kính thiên văn không lâu sau Hans Lippershey và Galilei đầu thế kỷ 17; chế tạo đồng hồ, máy bơm, súng hơi, chế tạo những con búp bê cơ khí tự động phục vụ trà. Đặc biệt máy hơi nước được Nhật Bản chế tạo lần đầu tiên năm 1853. Người Nhật đã đóng được tàu chiến chạy hơi nước chỉ hai năm sau cuộc gặp gỡ lịch sử với Commodore Perry 1853. Tất cả cũng chỉ dựa trên bản vẽ. Một quan chức Hà Lan bình luận rằng “Tuy có những sự không hoàn chỉnh về chi tiết, nhưng tôi phải ngã mũ trước dân tộc thiên tài có khả năng chế tạo những thứ này mà họ không hề thấy một chiếc máy thực ngoài đời, chỉ dựa trên các bản vẽ đơn thuần.”

Cuộc dịch thuật diễn ra trong hai thế kỷ với hàng ngàn cuốn sách được xuất bản và truyền bá trong giới học thuật, làm cho người ta nhớ đến cuộc dịch thuật vĩ đại văn minh Hy Lạp cổ đại và Ả rập vào châu Âu hai thế kỷ 11 và 12 đúng lúc đại học châu Âu đang hình thành, làm cho đại học và khoa học châu Âu phát triển mạnh mẽ. Chỉ có khác một điều: trong khi cuộc dịch thuật ở châu Âu được phần lớn các học giả Ả rập thực hiện thì ở Nhật Bản cuộc dịch thuật được do chính người Nhật thực hiện, những người được đào tạo từ một nền văn hoá rất khác. Phương Đông chưa có cuộc dịch thuật nào như cuộc dịch thuật Nhật Bản phản ảnh trung thực nền khoa học kỹ thuật phương Tây. (Cuộc dịch thuật ở Trung Hoa bởi các nhà truyền giáo bóp méo một phần khoa học vì mục tiêu truyền giáo, và gặp sức ỳ mãnh liệt của sự tự mãn văn hoá Trung Hoa). Đây là một sự lặp lại kỳ thú của lịch sử giữa Tây và Đông. Hai trăm năm dịch thuật ở Nhật Bản Tokugawa cũng là thời gian tại châu Âu diễn ra các cuộc cách mạng khoa học, công nghiệp dữ dội, tạo nên sự mất cân bằng lực lượng nghiêm trọng trên thế giới dẫn tới thay đổi lớn lao chưa từng có trong lịch sử loài người. Người Nhật đã biết tiếp cận các cuộc cách mạng đó từ xa để chuẩn bị mình.

Người Nhật không thể yêu nước trong sự mê muội, vô minh, lại càng không yêu nước bằng những nội dung khuôn sáo không thực chất. “Chúng ta cảm thấy xấu hổ làm sao khi khám phá ra sự ngu dốt của mình” với tư cách là người phục vụ đại danh và đất nước, như một lời tự thú của Siguta Gempaku (1733-1817), một bác sĩ tên tuổi và là người đã tạo cú hích quan trọng cho Lan học cuối thế kỷ 18, sau khi ông chứng kiến rằng cấu trúc của cơ thể con người không giống như sách vở của Trung Hoa hay Nhật Bản bấy lâu nay, mà giống chính xác các bản vẽ cơ thể học của một quyển sách từ phương Tây (Tafel Anatomia), sau đó được Gempaku và các đồng nghiệp dịch ngay sang tiếng Nhật, tạo cú hích mạnh mẽ cho phong trào Lan học.

Kết luận

Nói tóm lại, Nhật Bản là một dân tộc có óc tò mò không bao giờ nguôi, tinh thần khao khát học hỏi cái mới mãnh liệt không bao giờ tắt, và khả năng hiểu biết nhanh chóng, để hoàn thiện mình, để bảo vệ đất nước, để “kiểm soát những người man di bằng tri thức của họ”, và vì thế họ đọc sách dữ dội, và đã thành công dữ dội. Thế kỷ thứ bảy và tám họ đã từng vượt biển trong hiểm nguy để học văn hoá Trung Hoa đem về xây dựng nền tảng văn hoá riêng của họ. Rồi một ngàn năm sau, cũng trong khó khăn và nguy hiểm, giới trí thức đã tiến hành cuộc dịch thuật văn hoá phương Tây hai thế kỷ liền, và từ 1868 trở đi một cách bùng nổ, để có thể nhanh chóng hiện đại hoá đất nước với mục tiêu trở thành ngang bằng với các cường quốc phương Tây. Đó là hai sự kiện trọng đại nhất trong lịch sử văn hoá nước Nhật. Và họ đã thành công. Họ bỏ lại Trung Hoa từng là trung tâm văn hoá đối với họ, để rồi chính Trung Hoa sau đó phải học lại họ. Nhật Bản đã từng trở thành trung tâm văn hoá mới và niềm hy vọng ở phương Đông, thay thế cho cái trung tâm Trung Hoa cũ đang rệu rã.

Nhật Bản là tấm gương “tổng hợp văn hoá Đông Tây” của thế giới mà không mất đi bản sắc sâu đậm của mình. Họ là một tấm gương tuyệt vời của sự tự-khai trí vươn lên. Họ đóng cửa mà không hư hỏng hay hỗn độn. Ngược lại, họ đóng cửa để phát triển các tố chất dân tộc thành tinh hoa, làm bước chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp vững chắc, không chao đảo khi mở cửa ồ ạt thời Minh Trị. Họ là một dân tộc văn hoá đáng kính phục.

Charles Darwin nói đâu đó trong lá thư gửi cho một người bạn, rằng đối với ông Nhật Bản là một kỳ quan trong những những kỳ quan của thế giới, nếu không muốn nói là kỳ quan lớn nhất.

Chúng ta người Việt Nam nên học văn hoá đọc sách độc đáo của người Nhật, óc tò mò của họ, học để sáng tạo cho đất nước. Nếu chỉ học với mục đích có được một nghề để sống, điều đó quý cho bản thân, gia đình, nhưng dễ dẫn đến sự tự mãn làm cho người ta không đọc sách nữa khi đã đạt được mục đích. Với tinh thần đó, Việt Nam chỉ có cá nhân chứ không có quốc gia. Chỉ có đọc sách với tinh thần người Nhật là muốn hiểu biết thế giới đã, đang nghĩ gì, làm gì để tái tạo tinh hoa thế giới và sáng tạo cái mới làm giàu đất nước Việt Nam, điều đó mới giúp cho chúng ta đọc sách mãi mãi không thôi, đọc cuồng nhiệt trong thế giới tri thức vô tận. Và chỉ trên cơ sở đó, văn hoá đọc mới có thể thăng hoa. Không phải chỉ vài ngàn, mà hàng triệu các bản sách hay mới có thể được đọc giả hâm mộ và háo hức đón nhận. Và cũng chỉ trên cơ sở đó, nhân dân mới nhanh chóng ấm no, đất nước mới phú cường, giang san mới bền vững.

 

Tác giả ; Nguyễn Xuân Xanh

2017年8月17日by tuan
不動産投資のマメ知識

Nhật Bản đang sử dụng chữ Hán một cách rất hiện đại .

Việt Nam, Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên chịu ảnh hưởng rất lớn của văn hóa Trung Quốc (TQ), thời xưa đều từng mượn chữ Hán của người TQ làm chữ viết cho nước mình trong nhiều nghìn năm, làm nên Vành đai văn hóa Hán ngữ. Nhưng người Nhật không chỉ vay mượn một chiều mà từ cuối thế kỷ 19 còn dùng chữ Hán để sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới tương ứng với các khái niệm khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội-nhân văn hiện đại trong văn minh phương Tây. Những từ ngữ chưa từng có trong Hán ngữ ấy lại du nhập về TQ, trở thành một phần quan trọng trong Hán ngữ hiện đại của người TQ, được người TQ, Việt Nam, Triều Tiên/Hàn Quốc sử dụng một cách phổ biến và quen thuộc tới mức rất nhiều người không biết đó là những từ ngữ đến từ Nhật mà vẫn tưởng là của TQ.

Cũng mượn dùng chữ Hán như người Việt Nam, Triều Tiên/Hàn Quốc, nhưng người Nhật đã có những sáng tạo đáng khâm phục như vậy, đó là do họ đặc biệt có năng lực học tập và tiếp thu văn hóa nước ngoài, có tinh thần mạnh dạn đổi mới. Một số học giả TQ ước tính các từ ngữ do người Nhật sáng tạo chiếm khoảng 70% tổng số từ ngữ hiện dùng trong Hán ngữ ngày nay. Nói cách khác, trong các khái niệm người TQ và Việt Nam, Triều Tiên/Hàn Quốc dùng để suy nghĩ, nói và viết, có 70% là do người Nhật tạo ra. Điều đó cho thấy trong 100 năm qua, người Nhật đã có ảnh hưởng lớn tới tư duy của người TQ. Họ đã làm phong phú Hán ngữ, góp phần rất quan trọng giúp TQ và các nước trong vành đai văn hóa Hán ngữ nhanh chóng tiếp thu văn minh phương Tây, đẩy mạnh tiến trình lịch sử về cải cách xã hội và văn hóa, chính trị, tiến lên con đường hội nhập quốc tế. Trở thành nước xuất khẩu Hán ngữ hiện đại, Nhật đã đóng vai trò cầu nối TQ và Việt Nam, Triều Tiên/Hàn Quốc với văn minh phương Tây. Những sáng tạo ngôn ngữ của họ rất đáng để chúng ta nghiên cứu học tập.

Dân tộc Nhật thời cổ không có chữ viết. Thời Chiến Quốc, chữ Hán truyền vào Nhật. Năm 600, Nhật Hoàng lần đầu tiên cử sứ giả triều đình sang thăm TQ thời nhà Tùy, kèm theo nhiều học sinh sang tìm hiểu, học tập về thể chế chính trị xã hội, giáo dục, văn hóa TQ. Thời Đường, từ năm 630 đến năm 894 đã có gần 20 đoàn sứ giả Nhật sang TQ học tập. Họ học lấy học để mọi cái hay cái tốt của văn hóa Hán và mang về nước nhiều thứ, như kỹ thuật xây dựng, chế tạo vật liệu, luyện kim… rất nhiều thư tịch chữ Hán, nhất là thư tịch Phật giáo. Từ đó người Nhật bắt đầu mượn chữ Hán làm chữ viết cho nước mình, nhưng đọc theo âm tiếng Nhật và viết theo trật tự từ tiếng Nhật. Họ làm thế được vì chữ Hán là chữ biểu ý (chữ ghi ý, ideograph), có thể đọc theo những âm khác nhau. Nhưng vì thứ chữ này không ghi âm được tiếng mẹ đẻ nên lúc đầu người Nhật chỉ dùng chữ Hán để viết, coi là thứ chữ của tầng lớp quan lại, quý tộc, trí thức, chủ yếu dùng trong công việc hành chính và văn học.

Thế kỷ 10, người Nhật sáng tạo ra chữ viết riêng của họ, gọi là chữ Kana (chữ Hán-Việt là Giả danh), là những ký tự ghi âm tiếng Nhật, một loại chữ cái biểu âm bản thân không có ý nghĩa gì, được tạo ra từ một phần của chữ Hán, đơn giản hơn chữ Hán. Mới đầu chữ Kana được dùng để phiên âm chữ Hán, về sau phát triển hình thức kết hợp cả hai thứ chữ.

Cuối thế kỷ 19, trong quá trình giao lưu với phương Tây, người Nhật thấy việc dùng các từ ngữ văn ngôn của Hán ngữ TQ khó có thể biểu đạt được các khái niệm mới của văn hóa phương Tây. Vì thế một số học giả Nhật đã vận dụng vốn hiểu biết sâu sắc chữ Hán, tiến hành cải tạo từ ngũ cũ và tạo ra nhiều từ ngữ mới không có trong Hán ngữ, hoặc có nhưng với ý nghĩa khác, để thể hiện các khái niệm mới, sự vật mới chưa từng có trong văn hóa TQ. Ví dụ các từ hy vọng, trường hợp, phương châm, quyền uy, chi bộ, tôn giáo, dẫn độ, thủ tục…. tổng cộng ngót nghìn từ ngữ ngày nay người TQ quen dùng đều là do người Nhật tạo ra.

Người Nhật còn đi đầu trong việc đơn giản hóa (bớt nét) những chữ Hán nhiều nét. Về sau người TQ đã tiếp thu cải tiến này và tiến hành đơn giản hóa chữ Hán với quy mô lớn, tạo ra hàng nghìn chữ giản thể (simplified character). Đại lục TQ hiện chỉ dùng chữ giản thể, không dùng chữ phồn thể (chữ đủ nét, complex character) như Hong Kong, Đài Loan.

Các sáng tạo của người Nhật đã góp phần không nhỏ phát triển, hoàn thiện Hán ngữ và được TQ (sau đó là Triều Tiên, Việt Nam) tiếp thu, sử dụng nhuần nhuyễn tới mức ít ai biết đó là thành tựu của người Nhật. Không rõ vì sao các từ điển chữ Hán do TQ xuất bản đều không ghi xuất xứ Nhật của những từ đó. Gần đây các học giả TQ xới lại vấn đề này, nhưng một số người TQ có ý hạ thấp hoặc phủ nhận cống hiến của người Nhật.

Không thể phủ nhận, Nhật đã có ảnh hưởng tới TQ trên nhiều mặt, quan trọng nhất là đã có tác dụng mở ra cánh cửa giúp TQ tiếp xúc với văn minh phương Tây.

Thời Minh Trị (Meiji era, 1868-1912), Nhật đẩy mạnh mở cửa tiếp thu văn minh phương Tây chứ không đóng cửa “bế quan tỏa quốc” như TQ, Việt Nam. Khi thấy được tính ưu việt của văn minh phương Tây, người Nhật bèn dứt khoát bỏ ngay ông thầy Tàu mà họ đã học mấy nghìn năm để học ông thầy Tây, ồ ạt cử thanh niên sang Âu Mỹ học tập, giới trí thức Nhật say sưa đọc và dịch hầu như toàn bộ các sách có tính khai sáng của Âu Mỹ. Rất nhiều khái niệm mới, phần lớn là khái niệm trừu tượng, được họ dịch ra chữ Hán, qua đó phát huy được tác dụng biểu ý thâm sâu vốn có của chữ Hán (trong khi bán đảo Triều Tiên, Việt Nam bắt đầu loại bỏ chữ Hán). Giới học giả Nhật đã chuyển ngữ sang chữ Hán một cách rất hiệu quả những từ ngữ phương Tây thể hiện các khái niệm mới người châu Á chưa từng biết, chủ yếu về y học, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội-nhân văn.

Năm 1898, hai học giả lớn đại biểu phái Duy tân TQ là Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu đến Nhật. Trong thời gian ở đây, Khang Hữu Vi đã dịch sách Nhật và ra một tờ báo chữ Hán phát hành về TQ, trong đó ông đã dùng các từ chữ Hán do người Nhật sáng tạo.

Nước Nhật sau chiến thắng tiêu diệt hạm đội Nga tại eo biển Tsushima (1904) đã trở thành tấm gương sáng của châu Á. Giới tinh hoa TQ đua nhau sang Nhật học tập, hoạt động: Tôn Trung Sơn, Chu Ân Lai, Lỗ Tấn, Tưởng Giới Thạch, Quách Mạt Nhược… Hầu hết các nhân vật chủ chốt của phong trào Tân Văn hóa TQ đều từng học ở Nhật. Họ đã mang về nước những từ ngữ chữ Hán được người Nhật chuyển ngữ từ ngôn ngữ phương Tây. Ví dụ chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa Marx, triết học, … Từ ngoại lai nguồn gốc Nhật ồ ạt tràn vào TQ. Người TQ tiếp thu gần như toàn bộ số từ này và lâu ngày biến thành từ Hán ngữ 100%. Các thế hệ người TQ về sau hầu như không thể biết các từ ngữ đó là do người Nhật sáng tạo.

Thời ấy TQ cũng bắt đầu dịch sách của phương Tây. Hồi đó các học giả TQ có ba quan điểm về vấn đề này: 1. Người TQ nên cố hết sức tự phiên dịch, không nên du nhập vô điều kiện các từ ngoại lai có nguồn gốc Nhật. 2. TQ nên mượn dùng từ ngữ người Nhật đã dịch. 3. Nên dịch âm, tức phiên âm tiếng nước ngoài mà không dịch nghĩa.

Tiêu biểu cho quan điểm thứ nhất là Nghiêm Phục (Yan Fu, 1853-1921), nhà tư tưởng, nhà phiên dịch nổi tiếng từng học ở Anh, người đề xuất lý luận Tín, Nhã, Đạt có ảnh hưởng lớn trong giới phiên dịch ở TQ. Ông đã dịch cuốn Evolution and Ethics (Tiến hóa và Đạo đức, của Thomas Huxley), lấy tên sách là Thiên diễn luận, lần đầu tiên giới thiệu cho người TQ biết một lý thuyết khoa học tiên tiến: thuyết Tiến hóa. Trong quá trình dịch, do quá chú trọng Nhã (là yêu cầu khó nhất), nhiều từ do ông dịch tỏ ra tối nghĩa khó hiểu, không được dư luận TQ chấp nhận sử dụng.

Học giả nổi tiếng Vương Quốc Duy (Wang Guo-wei, 1877-1927) đại diện quan điểm nên dùng từ ngoại lai gốc Nhật, nhằm tiết kiệm công sức cho người TQ. Theo ông, người Nhật dịch quá hay, trong khi người TQ dịch thiếu sáng tạo. Quan điểm trên được thực tế chứng minh là đúng: người TQ (và cả VN, Triều Tiên) đều dùng các từ Nhật dịch.

Trương Sĩ Chiêu (Zhang Shi-zhao, 1881-1973, từng học ở Nhật và Anh) đại diện cho chủ trương phiên âm từ ngữ tiếng nước ngoài, nhưng vì những từ phiên âm đó đọc không thuận miệng nên về sau cũng đều bị đào thải. Ví dụ telephone TQ dịch âm là德律风 [de lu feng], sau phải nhường chỗ cho từ điện thoại do Nhật dịch. Người Nhật cũng có chủ trương dịch âm, ví dụ từ club họ dịch sang Hán ngữ là câu lạc bộ, rất đạt cả về âm, hình, ý. Nhưng cũng có những từ Nhật dịch không được TQ chấp nhận, như cholera (dịch tả), Nhật dịch âm là虎列拉 [hu lie la], được TQ dùng khá lâu nhưng về sau thay bằng từ 霍乱 [hu luan] do TQ dịch. Hoặc logic Nhật dịch là luân lý, xem ra không đạt; về sau Nghiêm Phục dịch là逻辑 [luo ji], đạt cả về âm, hình, ý. Từ này về sau đã truyền vào Nhật.

Giới học giả Nhật chủ yếu dùng hai cách sau để dịch từ ngữ phương Tây:

  1. Gán thêm hàm nghĩa mới vào những từ ngữ có sẵn trong Hán ngữ, dần dần làm các từ ngữ đó mất ý nghĩa cũ. Ví dụ Nhật dùng xã hội dịch từ society; trong Hán ngữ cổ, xã hội là nói việc tụ tập cúng tế vào mùa, mùa thu. Nhật cũng dùng từ dân chủ trong từ ngữ thứ dân chi chủ tể庶民之主宰để dịch khái niệm democracy hoàn toàn ngược lại.
  2. Sáng tạo từ ngữ chữ Hán hoàn toàn mới, cách này dùng nhiều nhất. Khi từ ngữ phương Tây không có khái niệm tương ứng trong Hán ngữ, người Nhật bèn tự đặt ra từ chữ Hán mới. Ví dụ nổi tiếng nhất là từ điện thoại đã thay cho từ 德律风. Các danh từ trừu tượng lại càng nhiều, như dân tộc, cá nhân, khoa học, triết học…

Có thể thấy người Nhật có xu hướng ưa dùng từ kép (song tự từ) gồm hai chữ, có ưu điểm ngắn gọn, dễ nhớ, ví dụ nhân dân, phục vụ, chính phủ, cán bộ…

Thực ra khi tiếp xúc với các nguyên tác của phương Tây, người TQ cũng đã dùng tư duy của mình để sáng tạo một số khái niệm. Điển hình là Nghiêm Phục. Ví dụ economy, người Nhật dịch là kinh tế, ông dịch là kế học (计学). Evolution Nhật dịch là tiến hóa, ông dịch là thiên diễn (天演). Philosophy Nhật dịch là triết học, ông dịch là lý học (理学). Capital Nhật dịch tư bản, ông dịch mẫu tài (母材). Metaphysics Nhật dịch hình nhi thượng học (形而上学), ông dịch huyền học (玄学)… Nghiêm Phục từ chối dùng từ xã hội (Nhật dịch từ society), mà ông dịch là quần (群), xã hội học là quần học (群学). Người TQ cho rằng cách dịch nói trên của Nghiêm Phục chưa hợp lý. Có lẽ người Việt chúng ta cũng nghĩ như vậy.

Rốt cuộc các từ dịch của Nhật giản đơn dễ hiểu nên được người TQ ưa dùng hơn. Từ đó các từ ngoại lai có nguồn gốc Nhật biến thành từ TQ. Vương Quốc Duy cho rằng cách dịch của Nghiêm Phục sở dĩ không được dư luận chấp nhận, chủ yếu do ông quá chú trọng nhã, chú trọng văn dịch phải đẹp, dùng những từ Hán cổ khó hiểu. Tuy vậy, Nghiêm Phục vẫn chấp nhận một số từ Nhật dịch, ví dụ tự do (dịch từ liberty và freedom).

Có học giả TQ đặt vấn đề: Cùng một thuật ngữ phương Tây khi đến TQ và Nhật được dịch thành hai loại từ có mùi vị khác xa nhau, cuối cùng kết thúc bằng việc từ TQ dịch (Trung dịch) thua, từ Nhật dịch (Nhật dịch) thắng. Tại sao lại như vậy, điều này rất đáng suy ngẫm!

Năm 1898, Lương Khải Siêu dịch tiểu thuyết Nhật “Giai nhân chi kỳ ngộ” ra Hán ngữ, đánh dấu sự bắt đầu du nhập TQ của các từ ngoại lai đến từ Nhật. Năm 1998, nhân kỷ niệm 100 năm sự kiện này, một số học giả TQ đặt câu hỏi: Trong thời gian ấy nếu không sử dụng các từ ngoại lai gốc Nhật mà chỉ dùng những từ do Nghiêm Phục dịch, thì người TQ hiểu và suy nghĩ như thế nào về các khái niệm du nhập từ văn minh phương Tây? Và điều đó có ảnh hưởng ra sao tới tiến trình lịch sử của TQ? Cụ thể, nếu các khái niệm chính trị, kinh tế, văn hóa, cách mạng, giai cấp, xã hội chủ nghĩa, tư bản chủ nghĩa… đổi sang một phương thức khác xuất hiện trước mắt người TQ, phải chăng sự hiểu biết, cảm thụ của người TQ đối với các khái niệm đó sẽ có biến đổi?

Chữ Hán là của người TQ, người Nhật chỉ mượn dùng. Nhưng khi tiếp xúc với văn minh phương Tây, người Nhật dám mạnh dạn dịch từ ngữ chữ Tây ra chữ Hán-Nhật, còn người TQ thì ngại làm điều đó, chủ yếu do người TQ có tâm lý không dám động đến chữ Thánh hiền của tổ tiên mình. Mặt khác vì nhà nước Nhật đối ngoại thi hành chính sách mở cửa hòa nhập, học cái hay cái tốt của thế giới, đối nội đẩy mạnh giáo dục quốc dân. Trái lại phong kiến TQ vốn cho mình là trung tâm tinh hoa thế giới, coi thường người nước ngoài, đối ngoại thi hành chính sách đóng cửa, đối nội thi hành đường lối ngu dân, dĩ nhiên không khuyến khích học phương Tây, vì thế tất nhiên TQ đi sau Nhật về mặt dịch ngôn ngữ Âu Mỹ.

Ban đầu các học giả Nhật cũng chưa thống nhất cách dịch từ ngữ phương Tây. Ví dụ từ literature họ dịch là văn chương học và văn học, sau cùng văn chương học bị đào thải. Từ artmới đầu dịch là nghệ thuật/ mỹ thuật/ văn học kỹ nghệ, mãi cho tới đầu thế kỷ 20 từ nghệ thuật mới chiếm vị trí thống lĩnh. Từ individual vất vả hơn cả, mới đầu dịch là nhất cá nhân, sau dịch là độc nhất giả/ nhân/ độc nhất cá nhân/ tư nhân… mấy từ này đồng thời được dùng trong một thời gian dài, cuối cùng từ cá nhân thắng.

Nhưng từ nửa cuối thế kỷ 20 trở đi, khi cần chuyển ngữ các từ ngữ phương Tây, người Nhật lại ngại chuyển sang chữ Hán (là loại chữ biểu ý khó học khó nhớ) mà dùng cách dịch âm và thể hiện bằng chữ Katakana, một loại chữ biểu âm (chữ ghi âm, phonography). Ví dụ: máy tính họ dùng computer, nhà báo dùng journalist, thịt cừu dùng lamb, và rất nhiều từ khác như bus, taxi, sex, fax, pizza, goods … Người nước ngoài biết tiếng Anh chỉ cần biết các chữ cái Katakana là có thể đọc hiểu khá nhiều từ tiếng Nhật. Một số học giả TQ cũng tán thành cách chuyển ngữ như vậy, vì đỡ mất công suy nghĩ chọn từ chữ Hán; vả lại tiếng Anh đã quốc tế hóa trên toàn cầu.

Từ thập niên 70 thế kỷ 20 tới nay là thời kỳ từ ngoại lai nguồn gốc Nhật lần thứ hai du nhập vào TQ. Sau khi TQ lập quan hệ ngoại giao với Nhật (1972) và bắt đầu cải cách mở cửa, nhiều từ tiếng Nhật, cách dùng từ, phương thức biểu đạt của người Nhật bắt đầu xuất hiện trong tiếng TQ, như 卡拉OK (Karaoke), 料理 (món ăn), 写真 (tả thật, vẽ chân dung), 欧巴桑 (obasan, từ chỉ phụ nữ trung niên trở lên), 卡哇伊 (kawayi, đáng yêu) v.v… Sự du nhập ấy ban đầu qua Hong Kong, Đài Loan, hiện nay trực tiếp vào TQ qua mạng Internet. Hầu hết các từ ngoại lai nguồn gốc Nhật gần đây du nhập vào TQ đều có liên quan với ACG (Animation, Comic, Game: phim hoạt hình, tranh hoạt họa, trò chơi máy tính), chủ yếu do giới trẻ TQ chủ động tiếp thu. Qua đó đã làm giàu vốn từ và sức biểu đạt của Hán ngữ, đồng thời các khái niệm và tư tưởng mới cũng du nhập vào TQ.

Một số học giả TQ khẳng định sự ồ ạt du nhập các từ ngoại lai có nguồn gốc Nhật đã ảnh hưởng tới tiến trình lịch sử hơn 100 năm qua của TQ. Họ cũng tranh luận về mức độ ảnh hưởng của nguồn từ ngoại lai đó. Bài Vấn đề “Từ ngoại lai” Nhật ngữ trong Hán ngữ hiện đại của GS Vương Bân Bân (Wang Bin-bin) ở Khoa Trung văn ĐH Nam Kinh đăng trên tạp chí Văn học Thượng Hải số 8/1998 khẳng định 70% danh từ, thuật ngữ thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn hiện nay TQ dùng là nhập từ Nhật. “Trên thực tế, nếu rời khỏi các từ ngoại lai Nhật ngữ thì ngày nay chúng ta gần như không thể nói chuyện được” – ông viết.

Hiện tượng các từ ngữ chữ Hán do người Nhật sáng tạo ồ ạt du nhập TQ và được người TQ dễ dàng tiếp nhận cho thấy văn hóa Nhật có sức đồng hóa rất mạnh. Có học giả TQ cho rằng nếu trong Thế chiến II Nhật chiếm được toàn bộ TQ thì có lẽ người TQ đã biến thành người Nhật. Quả thật điều đó đã xảy ra sau khi đảo Đài Loan bị sáp nhập vào nước Nhật (1895-1945). Cựu Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy (sinh 1923) nói 30 năm đầu ông là người Nhật. Thậm chí có người Đài Loan không nói được tiếng Đài Loan, chỉ nói tiếng Nhật.

Một số dân mạng TQ cho rằng nói từ ngữ ngoại lai gốc Nhật chiếm tỷ lệ 70% là nịnh bợ Nhật, là hủy hoại nền văn minh Trung Hoa 5.000 năm; họ khó chấp nhận kết luận “Trung dịch thua, Nhật dịch thắng”. Ngược lại, nhiều học giả TQ cho rằng chẳng có gì đáng xấu hổ khi thừa nhận đóng góp của người Nhật đối với sự phát triển Hán ngữ.

“Hiện đại Hán ngữ Đại từ điển” chia từ ngoại lai có nguồn gốc Nhật làm hai loại: 1- Loại người Nhật mượn dùng các từ Hán ngữ cổ đã có của TQ nhưng gán hàm nghĩa mới và cách dùng mới, như cách mạng, kinh tế, văn hóa …; 2 – Loại do người Nhật dùng chữ Hán tự sáng tạo, như mỹ thuật, trà đạo, thủ tục…

“Hán ngữ Ngoại lai ngữ từ điển” xuất bản năm 1984 thống kê được 772 từ ngoại lai có gốc Nhật, phần lớn thuộc loại thứ nhất, nhưng nhiều người không tán thành, vì từ ngoại lai gốc Nhật có ý nghĩa khác hẳn từ Hán ngữ cổ. Ví dụ kinh tế, Hán ngữ cổ là kinh thế tế dân, ý nói sự quản trị quốc gia. Trong Hán ngữ hiện đại, kinh tế là các hoạt động sản xuất xã hội, lưu thông, trao đổi.

Bài Nghiên cứu ngoại lai ngữ trong Hán ngữ hiện đại của Cao Minh Khải và Lưu Chính Viêm cho rằng Hán ngữ hiện đại có 459 từ ngoại lai nguồn gốc Nhật. Những từ này hiện đã mọc rễ ở TQ, chủ yếu vì người Nhật dùng từ rất khôn khéo, nhất trí với quy tắc tạo từ của Hán ngữ, dễ hiểu, dễ ghi nhớ và phổ cập. Không ít từ ngoại lai Hán ngữ vốn có cũng bị từ ngoại lai gốc Nhật thay thế. Ví dụ: hợp điểm thay bằng phân tử; giới thuyết bằng định nghĩa; minh giác tráo/ nhãn minh y – giác mạc; nguyên hành chất, nguyên chất – nguyên tố; hoa tinh/ hoa tinh phấn/ tu phấn – hoa phấn …

——————

Dưới đây là những ví dụ về một số từ ngoại lai nguồn gốc Nhật thường gặp, do GS Trần Sinh Bảo ở Đại học Ngoại quốc ngữ Thượng Hải thống kê, phân loại; chúng tôi chỉ ghi chú kèm những từ đã có từ Hán-Việt tương ứng:

  1. Từ tu sức + từ được tu sức:

(1) Hình dung từ + danh từ.   Ví dụ: 人权 nhân quyền, 金库, 特权 đặc quyền, 哲学 triết học, 表象 biểu tượng, 美学 mỹ học, 背景 bối cảnh, 化石 hóa thạch, 战线 chiến tuyến, 环境 hoàn cảnh, 艺术 nghệ thuật, 医学 y học, 入场券, 下水道, 公证人, 分类表, 低能儿.

(2) Phó từ + động từ. Ví dụ: 互惠, 独占 độc chiếm, 交流 giao lưu, 高压, 特许, 否定 phủ định, 肯定 khẳng định, 表决 biểu quyết, 欢送, 仲裁 trọng tài, 妄想, 见习 kiến tập, 假释, 假死, 假设 giả thiết.

  1. Từ phức hợp đồng nghĩa:

Ví dụ: 解放 giải phóng, 供给 cung cấp, 说明 thuyết minh, 方法 phương pháp, 共同 cộng đồng, 主义 chủ nghĩa, 阶级 giai cấp, 公开 công khai, 共和 cộng hòa, 希望 hy vọng, 法律 pháp luật, 活动 hoạt động, 命令 mệnh lệnh, 知识 tri thức, 综合 tổng hợp, 说教 thuyết giáo, 教授 giáo thụ, 解剖 giải phẫu, 斗争 đấu tranh.

III. Động từ + tân ngữ:

Ví dụ: 断交, 脱党, 动员 động viên, 失踪, 投票 đầu phiếu, 休战, 作战 tác chiến, 投资 đầu tư, 投机 đầu cơ, 抗议 kháng nghị, 规范 quy phạm, 动议, 处刑.

  1. Từ phức hợp do các đơn từ kể trên họp thành:

Ví dụ: 社会主义 xã hội chủ nghĩa, 自由主义 tự do chủ nghĩa, 治外法权 trị ngoại pháp quyền, 土木工程, 工艺美术 công nghệ mỹ thuật, 自然科学 tự nhiên khoa học, 自然淘汰 tự nhiên đào thải, 攻守同盟, 防空演习 phòng không diễn tập, 政治经济学 chính trị kinh tế học, 唯物史观 duy vật sử quan, 动脉硬化, 神经衰弱 thần kinh suy nhược, 财团法人 tài đoàn pháp nhân, 国际公法 quốc tế công pháp, 最后通牒 tối hậu thông điệp, 经济恐慌 kinh tế khủng hoảng.

Ngoài ra còn có:   Động từ: 服从 phục tùng, 复习, 支持, 分配 phân phối, 克服 khắc phục, 支配 chi phối, 配给…

Khái niệm cơ bản về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội:   哲学 triết học, 心理学 tâm lý học, 论理学 luân lý học, 民族学 dân tộc học, 经济学 kinh tế học, 财政学 tài chính học, 物理学 vật lý học, 卫生学 vệ sinh học, 解剖学 giải phẫu học, 病理学 bệnh lý học, 下水工学, 土木工学, 河川工学, 电气通信学, 建筑学 kiến trúc học, 机械学 cơ giới học, 簿记, 冶金, 园艺, 和声学 hòa thanh học, 工艺美术…

Từ kết vĩ (结尾词):

(1) 化 hóa: 一元化 nhất nguyên hóa, 多元化 đa nguyên hóa, 一般化, 自动化 tự động hóa, 现代化 hiện đại hóa …
(2) 式 thức: 流动式, 简易式, 方程式, 日本式, 新式…
(3) 炎 viêm: 肺炎 (viêm phổi), 胃炎 (viêm dạ dày), 关节炎 (viêm khớp), 气管炎 (viêm khí quản), 皮肤炎 (viêm da)…
(4) 力 lực (sức): 生产力 (sức sản xuất), 原动力, 想像力 (sức tưởng tượng), 劳动力 (sức lao động), 记忆力…
(5) 性 tính: 可能性, 必然性 (tính tất nhiên), 偶然性(tính ngẫu nhiên), 周期性(tính chu kỳ), 习惯性(tính tập quán)…
(6) 的: 大众的, 民族的, 科学的, 绝对的, 公开的…
(7) 界 giới: 文学界 (giới văn học), 艺术界(giới nghệ thuạt), 思想界(giới tư tưởng), 学术界(giới học thuật), 新闻界…
(8) 型 hình: 新型, 大型, 流线型, 标准型, 经验型…
(9) 感 cảm: 美感, 好感, 优越感, 敏感, 读后感…
(10) 点 điểm: 重点 trọng điểm, 要点 yếu điểm, 焦点 tiêu điểm, 观点 quan điểm, 出发点 (điểm xuất phát), 盲点 (điểm mù)…
(11) 观 quan: 主观 chủ quan, 客观 khách quan, 悲观 bi quan, 乐观 lạc quan, 人生观 nhân sinh quan, 世界观 thế giới quan, 宏观, 微观…
(12) 线 tuyến: 直线, 曲线, 抛物线, 生命线, 战线 chiến tuyến, 警戒线…
(13) 率 suất: 效率 hiệu suất, 生产率, 增长率, 利率 tỷ suất, 频率 tần suất…
(14) 法 pháp: 辨证法 biện chứng pháp, 归纳法 (phép quy nạp), 演绎法 (phép diễn dịch), 分析法 (phép phân tích), 方法 phương pháp, 宪法 hiến pháp, 民法, 刑法…
(15) 度 độ: 进度 tiến độ, 深度, 广度, 强度 cường độ, 力度…
(16) 品 phẩm: 作品 tác phẩm, 食品 thực phẩm, 艺术品, 成品 thành phẩm, 展品, 废品 phế phẩm, 纪念品…
(17) 者 giả: 作者 tác giả, 读者 độc giả, 译者 dịch giả, 劳动者, 缔造者, 先进工作者…
(18) 作用 tác dụng: 同化作用 (tác dụng đồng hóa), 异化作用 (tác dụng dị hóa), 光合作用 (tác dụng quang hợp), 心理作用 (tác dụng tâm lý), 副作用 (tác dụng  phụ)…
(19) 问题 vấn đề: 人口问题 (vấn đề nhân khẩu), 社会问题 (vấn đề xã hội), 民族问题 (vấn đề dân tộc), 教育问题 (vấn đề giáo dục), 国际问题 (vấn đề quốc tế)…
(20) 时代 thời đại: 旧石器时代 (thời đại đồ đá cũ), 新石器时代 (thời đại đồ đá mới), 新时代 (thời đại mới), 旧时代 (thời đại  cũ)…
(21) 社会 xã hội: 原始社会 (xã hội nguyên thủy), 奴隶社会(xã hội nô lệ), 封建社会(xã hội phong kiến), 资本主义社会(xã hội chủ nghĩa tư bản), 社会主义社会(xã hội XHCN), 国际社会…
(22) 主义 chủ nghĩa: 人文主义 (chủ nghĩa nhân văn), 人道主义 (chủ nghĩa nhân đạo), 浪慢主义 (chủ nghĩa lãng mạn), 现实主义 (chủ nghĩa hiện thực), 帝国主义 (chủ nghĩa đế quốc), 排外主义 (chủ nghĩa bài ngoại)…
(23) 阶级 giai cấp: 地主阶级 (giai cấp địa chủ), 资产阶级 (giai cấp tư sản), 中产阶级(giai cấp trung sản), 无产阶级(giai cấp vô sản)…

 Tác giả : Nguyễn Hải Hoành 

2017年8月17日by tuan
不動産投資のマメ知識

Tokyo đã từng bị khủng bố rất manh động và liều lĩnh của nhóm tôn giáo mới ,,,

Ngày 20-3-1995, vào lúc 8 giờ sáng, giờ cao điểm, trên các trạm xe điện ngầm thành phố Tokyo, nhiều nhóm đệ tử của giáo phái Aum Shinrikyo đã mở tung các túi nylon chứa chất độc sarin khiến cho 13 người chết liền tại chỗ và 6,000 bị thương phải đưa đi cứu cấp.
Trong một toa xe, hành khách bị xếp như cá mòi nằm trong hộp, nghẹt thở nên không còn cử động được nữa.
Nhiều nạn nhân sống sót bị hành hạ cho đến chết vì những chứng nhức đầu, khó thở và chóng mặt.
Cuộc tấn công khủng bố nầy gây kinh hoàng nhất trong lịch sử Nhật Bản. Nguyên do là tham vọng chính trị của giáo chủ Shoko Asahara, bị thất bại trong cuộc ứng cử vào Hạ Viện Nhật Bản. Cay cú, Asahara tuyên bố với tín đồ: “Thế giới đầy tội lỗi nầy phải bị diệt vong vì đã không cho ta cơ hội.”
Giáo phái Aum Shinrikyo vào thời cường thịnh nhất đã có tới 10,000 tín đồ ở Nhật, 40,000 ở Nga, Canada, Liên Âu và cả Hoa Kỳ nữa.
Sau cuộc đầu độc, thời gian xét xử kéo dài 8 năm, 12 thành viên, kể cả giáo chủ Shoko Asahara, bị kết án tử hình, nhưng chưa tên nào bị thi hành bản án cả vì còn đang ở trong tình trạng kháng án.

Shoko Asahara tên khai sanh là Matsumoto Chizuo, sinh ngày 3-2-1955, sáng lập ra tổ chức tôn giáo mới tên Aum Shinrikyo. Bị kết án tử hình bằng treo cổ vì những tộc ác giết chết 28 thường dân và làm bị thương trên 5,500 người khác qua những vụ tấn công khủng bố bằng hơi độc Sarin.
Asahara sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con, ở tỉnh Kumamoto. Bị bịnh đau mắt hột từ lúc mới sinh, mắt trái bị mù, thị lực mắt phải rất yếu, nên được đưa vào học ở trường dành cho những người mù.
Asahara tốt nghiệp trường mù năm 1977. Theo học châm cứu và y học cổ truyền Trung Hoa, một nghề thường dành cho những người mù Nhật Bản.
Asahara kết hôn năm 1978, vợ tên Tomoco, sanh con gái tên Rika.
Năm 1981, bị kết tội hành nghề trái phép, nộp phạt 200,000 yen. Asahara bắt đầu nghiên cứu những tôn giáo, đầu tiên là môn Chiêm tinh học của Trung Hoa, rồi Đạo gia (Đạo Lão), học Yoga của Ấn Độ và Đạo Phật.
Năm 1987, sau khi từ Ấn Độ về, Asahara nói với các môn đệ rằng anh ta đã đạt đến mức thượng thừa, tối cao là “Sự khai sáng”.
Do tiền của môn đệ, anh ta mở khoá học Yoga Nâng Cao, kéo dài vài ngày. Thu hút được nhiều người quan tâm đến việc cải thiện đời sống tinh thần. Asahara đứng ra giảng dạy, tổ chức bắt đầu lớn mạnh.
Năm 1987, anh ta xin phép chính quyền thành lập giáo phái Aum Shinrikyo. Ban đầu còn do dự, nhưng sau cùng, chính quyền cũng cấp giấy phép cho hoạt động, sau lần thỉnh cầu năm 1989. Aum trong tiếng Nhật có nghĩa là Chân lý tối thượng (Aum Supreme Truth) dựa trên cơ sở Kinh Phật Paly Canon, Kinh Tibetan, Kinh Yoga của Patanjali và Lão Giáo của Trung Hoa.
Asahara viết nhiều sách về tôn giáo, những cuốn nổi tiếng là “Vượt qua sự sống và cái chết”, Kinh Mahayana và cuốn Sự khởi đầu.
Ngày 20-3-1995, nhiều thành viên của Aum tấn công xe điện ngầm Tokyo bằng chất độc sarin, làm 13 người chết và hàng ngàn người bị thương.
Bên công tố buộc tội “ra lịnh tấn công xe điện ngầm, nhằm mục đích lật đổ chính quyền để bản thân lên làm Hoàng đế Nhật Bản”.
Những bằng chứng buộc tội do các tín đồ, những hung thủ khai báo, và do nội dung của những bài giảng. Trong thời gian xét xử, một số tín đồ đứng ra làm chứng chống lại Asahara.
Nguyên do là do tham vọng chính trị của Asahara bị thất bại trong cuộc bầu cử dân biểu Hạ Viện Nhật Bản. Anh ta đã bỏ ra hàng núi tiền để tranh cử, nhưng thất bại. Cay cú, Asahara tuyên bố với tin đồ: “Thế giới đầy tội lỗi nầy phải bị diệt vong vì đã không cho ta cơ hội”.
Asahara thành lập một bịnh viện Các Vì Sao và Viện Khoa Học Vũ Trụ, kết hợp khoa học với nhiều nghiên cứu tâm linh, huyền bí.
Trong số những tín đồ thân cận của giáo chủ Shoko Asahara có những khoa học gia nổi tiếng, phải kể là Hideo Murai (Vật lý học), Seiichi Endo (Di truyền học), Masami Tsuchiya (Hoá học hữu cơ), Fumihiro Joyu (Viễn thông)…
Đây là cơ sở để tên giáo chủ ngông cuồng lên kế hoạch cho tham vọng của hắn.
Các khoa học gia dưới trướng đã nghĩ đến một chất độc hoàn hảo, rẻ tiền và dễ sản xuất, đó là khí độc sarin. Năm 1993, Aum bí mật sản xuất chất độc Sarin nâng cao với cái tên là VX, có khả năng kéo dài tác dụng hơn sarin. Vũ khí hoá học nầy được đem thí nghiệm tại một nơi hẻo lánh ở Tây Úc tên Banjawarn, đã giết chế 29 con trừu.
Asahara ra lịnh sản xuất 70 tấn sarin, cho rằng đủ để giết toàn bộ sinh vật trên trái đất. Theo kế hoạch, chất độc được phun lên bầu trời Tokyo, toà nhà Quốc Hội và toà nhà Chính Phủ, để dạy cho chính phủ một bài học, đồng thời gây xáo trộn và hỗn loạn đất nước, mở đường cho vị lãnh đạo mới, đó là giáo chủ Shoko Asahara.
Tuy nhiên, kế hoạch gặp phải trục trặc và một số khó khăn nên không thực hiện được.
Ngoài khí độc sarin ra, Aum còn mua sắm , tích trữ, và chế tạo nhiều vũ khí thông thường khác. Năm 1993, Asahara xây dựng một cái gọi là Viện Khoa Học Tối Cao, chuyên sản xuất súng theo mẫu AK-47. Những thành viên của Aum thường xuyên qua Nga để học hỏi về kỹ thuật sản xuất vũ khí như súng AK-47, trực thăng quân sự Mi-17 dùng để chở bom nguyên tử. Kế hoạch sản xuất 1,000 súng nhưng mới sản xuất được có 1 khẩu AK-47
Những điều tra sau nầy cho biết, từ năm 1990 đến 1993, Asahara đã có 4 lần âm mưu đầu độc bằng cách phun các bào tử bịnh than vào không khí, nhưng bất thành.
Liều lĩnh hơn nữa, tháng 6 năm 1993, giáo phái nầy đã xử dụng chất độc botulic để phá hoại đám cưới của Thái tử Nhật nhưng không thành công.
Điên cuồng nhất, Asahara ra lịnh xử dụng khí độc sarin tấn công khủng bố đường hầm xe điện ở thủ đô Tokyo.
Từ năm 1994-1995, cả hai chất độc sarin và VX đã được xử dụng trong những vụ tàn sát nhắm vào thường dân.
Đêm 27-6-1994, Aum thực hiện một vụ tấn công khủng bố bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt nầy, giết thường dân tại thành phố trung tâm nước Nhật ở hai địa điểm Matsumoto và Nagano, giết chết 8 người và làm bị thương 200 thường dân khác.
Khi có quyền và có đông đệ tử, bản chất tàn bạo của Shoko Asahara bắt đầu bộc lộ. Y sẵn sàng thủ tiêu bất cứ tín đồ nào quay lưng lại với giáo phái, và những người dám lên tiếng chỉ trích hành động trái phép của Aum Shinrikyo. Điển hình là trường hợp của luật sư Tsutsumi Sakamoto, người dám đưa lên mặt báo và lên truyền hình tố cáo giáo chủ giam giữ trái phép các tín đồ, và lừa gạt moi tiền bịnh nhân.
Kết quả, ông và vợ cùng con trai 14 tháng tuổi bị sát hại dã man. Cảnh sát nghi ngờ tay chân của giáo phái Aum, nhưng không tìm được chứng cớ nào, trong khi đó thì giáo chủ Asahara vẫn tiếp tục “công du” ở nước ngoài.
Tháng 2 năm 1995, các thành viên của Aum đã bắt cóc ông Kiyochi Kariya, 69 tuổi, là anh của một nữ đệ tử đã trốn thoát khỏi giáo phái. Sau đó, giết chết ông ta, gọi là để trị tội cho sự phản bội của em gái, đồng thời đe dọa những tín đồ khác.
Trước khi bị bắt cóc, ông Kiyochi nhận được cú điện thoại đe dọa, yêu cầu cho biết chỗ ở của người em gái. Ông Kiyochi để lại một mẫu tin “Nếu tôi bị mất tích, thì tôi đã bị Aum bắt cóc”.
Xe điện ngầm được xem là một biểu tượng giao thông công cộng của các thành phố phát triển, tránh được nạn kẹt xe và ô nhiễm.
Có 11 triệu hành khách ở Tokyo xử dụng xe điện ngầm mỗi ngày, vì thế, không tránh được cảnh chen chúc, căng thẳng, và những cuộc cãi vả, xung đột nhau giữa hành khách không thể tránh khỏi. Trong khi đó, những phần tử xấu lợi dụng thời cơ dở trò đồi bại, bất lương.
Một nghệ sĩ Đức, ông Michael Wolf có dịp chụp được những tấm hình nạn nhân của cuộc khủng bố xe điện ngầm Tokyo ngày 20-3-1995, với những bộ mặt kinh hoàng, những cảnh tượng hải hùng của các nạn nhân.
Sau đó, ông Michael Wolf đã bỏ ra 15 năm chỉ để quan sát, ghi lại cảnh chật chội, chen chúc như thế, đã thể hiện ở một thủ đô nổi tiếng là có quy cũ nầy ở nước Nhật.
Bộ ảnh của ông được triển lãm lần đầu năm 2008 với cái tựa đề “Sức ép ở Tokyo khắc họa một địa ngục đô thị”.
Lúc 8 giờ sáng ngày 20-3-1995, lịnh tấn công ban hành. Một nhóm đệ tử gồm: Kenichi Hirose, Yasuo Hayach, Masato Yokoyama, Toru Toyoda và Ikuo Hayashi mang các túi chứa chất độc sarin, từ các hướng khác nhau, trên những tuyến đường khác nhau nhưng tất cả đều chạy về nhà ga Kasumigaseki, trung tâm thủ đô Tokyo.
Khi sarin bắt đầu phát tác, hành khách trên những xe điện ngầm bị ho, buồn nôn. Chỉ vài giờ sau, 13 người chết và hơn 5,500 người phải vào cứu cấp trong các bịnh viện.
Nhóm nầy phụ trách rải chất độc sarin trên xe điện số A777 trên tuyến đường về nhà ga trung tâm thủ đô Tokyo.
Kenichi Hirose, 30 tuổi. Năm 1989 hoàn thành chương trình hậu đại học, đã từ chối lời mời tuyển dụng của các công ty, hắn tuyên thệ gia nhập Aum Shinrikyo. Được phong làm lãnh đạo đề án Phát Triển Vũ Khí Nhẹ Tự Đông.
Sáng ngày 18-3-1955, Hirose nhận lịnh cấp trên trực tiếp là Hideo Murai, thi hành việc rải chất độc sarin trên xe điện ngầm.
Sau nầy, hắn khai tại tòa: “Tôi hết sức ngạc nhiên. Tôi rùng mình khi nghĩ đến những nạn nhân vô tội bị giết chết, nhưng không dám cãi lịnh”.
Sáu giờ sáng ngày 20-3-1995, Hirose đến nhà ga, mua một tờ báo bọc cái túi sarin lại rồi lên một toa xe. Cử chỉ đáng nghi ngờ của hắn lọt vào mắt của một nữ sinh viên kế bên. Cô ta soi mói nhìn chầm chầm vào hắn và cái bọc trong tờ báo. Sợ bị lộ, hắn xuống tàu ở một nhà ga gần đó, rồi trở lên toa khác để tránh cô sinh viên.
Đúng thời gian của kế hoạch, khi xe ngừng ở trạm, hắn rút túi sarin ra khỏi gói, kín đáo ném xuống sàn tàu, chờ cho cửa toa bật mở, hắn nhanh nhẹn đâm mũi dù vào cái gói rồi nhanh chân phóng ra khỏi toa xe.
Trước khi lên xe mà Kitamura đang nổ máy chờ sẵn, Hirose lấy chai nước rửa sạch mũi dù rồi ném vào cốp xe.
Dù đã hành động cực kỳ thận trọng, Hirose cũng sớm nhận ra những triệu chứng nhiễm độc sarin. Hắn không nói chuyện được như bình thường, khó thở, đùi phải bắt đầu giật giật không kìm chế được.
Hirose tự tiêm ngay vào đùi một mũi thuốc trị độc atropine sulfat mà hắn đã mang theo. Với kiến thức của một nhà khoa học, Hirose biết sự nguy hiểm của sarin, nhưng nó còn độc hơn hắn nghĩ.
Theo lịnh trên, tất cả những kẻ gây án tập trung lại tại làng Kamikuishiky để báo cáo lên giáo chủ Asahara: “Nhiệm vụ đã hoàn thành”.
Asahara khen ngợi tất cả, hắn nói: “Thật không phụ lòng tin của ta, Bộ Khoa Học và Công Nghệ đã làm trọn được việc nầy. Ta đã theo dõi suốt thời gian đó về các ngôi sao chiếu mệnh của từng người, ta thấy sao chiếu mệnh của Hirose bị phủ bóng mờ, báo hiệu như có chuyện gì xảy ra. Thì ra là thế đấy”.
Giáo phái Aum cho rằng cảm giác của con người là kết quả của việc nhìn sai mọi thứ, Hirose đã thắng cảm giác, nên hắn đã mạnh dạn chọc thủng 2 gói, khiến cho 900 mililit (0.9 lít) sarin thoát ra sàn xe. Ngoài một hành khách chết ngay tại chỗ, chiếc xe điện ngầm A777 còn có 358 người bị thương nặng nữa.
Trong khi đó, một nhân viên nhà ga tên Sumio Nishimura, hốt chất sarin trên sàn xe và dọn sạch sẽ, và con tàu vẫn tiếp tục chở hành khách còn lại hướng về nhà ga trung tâm.
8 giờ 38 phút ngày 20-3-1995, chiếc xe điện đến nhà ga trung tâm, cũng là cuối tuyến đường, mọi người chờ sẵn ùn ùn lên xe để đi về hướng ngược lại. Hành khách phàn nàn rằng có mùi khó chịu, một số nhân viên lại lên quét dọn, nhưng hành khách cảm thấy không ổn cho sức khoẻ, chiếc xe ngừng lại, họ được đưa đến bịnh viện.
Một hành khách, ông Soichi Inagawa, kể lại: “ Ngày 20-3-1995, như thường lệ, tôi rời nhà lúc 7 giờ 25, đến công ty lúc 8 giờ 40. Hôm đó, tôi kiếm được một chỗ ngồi. Tôi thấy một vũng nước ở giữa các hàng ghế, nó đang lan ra trên sàn xe. Nó có màu của rượu bia và mùi thum thủm.
Một điều làm tôi chú ý, là có một người ngồi bên vũng nước, tôi ngỡ ông ta đang ngủ, nhưng lần lần thế ngồi của ông ta trượt đi một cách buồn cười. Thế rồi ông ta ngã lăn ra ghế, nằm ngữa trên sàn xe, người phụ nữ kế bên cũng ngã ra, nằm bẹp gí, không cử động.
Trong khi đó, một nhân viên nhà ga nhặt lên một gói chất lỏng đem đặt trên thềm ga. Không ai biết đó là chất độc sarin. Người khách nầy được đưa tới bịnh viện tràn ngập những người bị trúng độc.
Những tên khủng bố đã trốn thoát, được giáo chủ Asahara khen ngợi và chu cấp tiền bạc để lẫn trốn. Tuy nhiên âm mưu khủng bố không thể giữ kín được, buộc tên đầu sỏ ra lịnh tiêu hủy bằng chứng. Hoá chất được chôn giấu, thiết bị phải di dời, hàng trăm thành viên thân cận phải đào tẩu.
Rạng ngày 23-3-1995, hơn một ngàn cảnh sát Nhật tấn công vào trụ sở của Aum Shinrikyo ở chân núi Phú Sĩ. Cảnh sát phát hiện 200 loại hoá chất nguy hiểm, đủ để giết 4 triệu người. Một bịnh viện với các loại thuốc kỳ lạ được tìm thấy, một két an toàn chứa hàng triệu đô la và vàng, rất nhiều phòng tra tấn và xà lim, trong đó vẫn còn nhốt những tù nhân.
Trong khi đó, dù đang lẫn trốn, giáo chủ Asahara vẫn phát hành tập sách, đe dọa một thảm họa lớn hơn sóng thần ở Kobe trước kia, sẽ xảy ra vào ngày 15-4-1995.
Ngày 27-3-1995, lại có một vụ tấn công khí độc ở quy mô nhỏ xảy ra tại Yokohama khiến cho 600 người phải đi điều trị vì đau mắt và đau cổ họng.
Hàng loạt cuộc bố ráp được thực hiện trên khắp nước Nhật. Đầu tiên, cảnh sát khám phá một hầm bí mật là nơi ẩn náu của 2 “kiến trúc sư trưởng” của Aum, là Masami Tsuchiya và Seiichi Endo.Ngày 16-5-1995, cảnh sát ập vào tòa nhà Satian 6 và thộp cổ giáo chủ Shoko Asahara đang ẩn nấp trong một căn phòng bí mật nhỏ.
Đầu năm nay, ngày 1-1-2012, tờ Daily Mail đưa tin, hung thủ trực tiếp gây án năm 1995 đã ra đầu thú sau 16 năm lẩn tránh. Hirata khai rằng hắn ra đầu thú vì muốn kết thúc mọi chuyện sau khi lẩn trốn một thời gian quá dài như vậy.
Do lời khai báo của Naoko Kikuchi, người bị bắt ngày 3-6-2012, ngày 9-6-2012, Nhật đã huy động 5,000 cảnh sát bủa vây tất cả các nơi tại thủ đô Tokyo và vùng phụ cận. Họ phát hình mới nhất của hung thủ tại những nơi công cộng như các nhà ga, chợ búa, sân bay…
Ngày 15-6-2012 cảnh sát Nhật đã bắt giữ thủ phạm cuối cùng của vụ khủng bố xe điện ngầm ngày 20-3-1995 ở Tokyo, hắn tên là Katsuya Takahashi, 54 tuổi..
Tin AP cho biết, một nhân viên tiệm cà phê truyện tranh đã nhận ra kẻ bị truy nã và thông báo cho cảnh sát.
Takahashi đã cải trang nên hình dạng có thay đổi, đôi chân mày rậm đặc biệt của anh ta đã được làm mỏng đi nhiều. Anh ta đang làm việc cho một công ty xây dựng. Là một nhân viên ít nói nhất.
Tại thời điểm đó, dư luận cho rằng việc xét xử Shoko Asahara, thủ lãnh Aum Shinrikyo có thể kéo dài 30 năm hoặc hơn nữa.
Asahara được tòa xét xử từ tháng 4 năm 1996, đều đặng 3, 4 phiên mỗi tháng. Y đã làm trì hoãn một số phiên tòa bằng cách nói lầm bầm liên tục hoặc ngủ gục trong khi xét xử. Không biết y xử dụng yoga hay giả điên khùng để được đưa ra giám định y khoa hy vọng được hưởng quyền mất tâm trí, điên khùng.
Tính đến năm 2001, tòa xét xử 200 phiên. Ngày 21-10-2001, các luật sư biện hộ đề nghị tòa hoãn 1 năm để luật sư tìm đầy đủ tài liệu biện hộ.
Mãi đến ngày 27-2-2004, Toà Án Quân Sự Tokyo mới kết án tử hình Asahara với 23 tội danh khác nhau, trong đó có tội giết chết 27 người, tòa khép lại sau 8 năm xét xử đầy sóng gió. Vụ án được xem là vụ án lịch sử của nước Nhật.
Ngoài Asahara ra, 12 bị can khác cũng bị kết tội tử hình.
Shizuko Akashi là một nữ sinh viên, nạn nhân của vụ khủng bố ngày 20-3-1995. Cô là nạn nhân thứ 60 mà một nhà báo đã phỏng vấn để viết quyển sách về tác hại kinh hoàng của chất độc sarin.
Shizuko phải ngồi xe lăn vĩnh viễn. Bộ óc bị tê liệt nên nên không nhớ được những gì trước khi xảy ra cuộc tấn công, mà trình độ trí thức của một nữ sinh xuất sắc chỉ còn ở mức độ của một em bé bậc tiểu học. Cô chỉ nhớ phần lớn những gì xảy ra sau khi được hồi sức.
Y tá thuật lại, cô nằm liệt giường, không mở mắt ra được, cơ bắp không cử động, nhưng sau một thời gian, như có một điều kỳ diệu, cô di chuyển được bằng xe lăn sau khi được bế đặt lên xe.
Tay trái và chân trái tê lệt hẳn. Bán thân bất toại. Những phần thân thể bất động sinh ra nhiều vấn đề khác. Cô phải trải qua một cuộc giải phẩu đau đớn để cắt đứt dây gân ở phía sau đầu gối cho chân trái có thể duỗi thẳng ra được, vì bị co lại.
Lưỡi và quai hàm không cử động nên không ăn uống bằng miệng được. Cô có thể nuốt thức ăn mềm như sữa và kem, thức ăn dinh dưỡng được chuyền vào cơ thể bằng cách bóp thằng từ một cái ống thông qua mũi. Một cái van hô hấp được đặt vào cổ họng khi được nối vào máy thở nhân tạo. Tiếng nói khó khăn, chậm rãi và giọng lơ lớ.
Nói chung chất độc thần kinh (nerve agent) phá hủy bộ óc như trường hợp bị đột quỵ sau khi bị chấn thương bộ não, gây ra bán thân bất toại.
Phát biểu với nhà báo trong cuộc phỏng vấn, Shizuko chua chát cho biết, nếu chuyện nầy do một tai nạn hay một chuyện gì đó gây nên, thì đại khái là cô có thể chấp nhận được, nhưng với hành động tội ác vô nghĩa và ngu xuẩn thì quá sức chịu đựng của cô. Cô không chịu đựng được nó.
Nhà báo cho biết, dường như có một sự trùng hợp đáng chú ý, là trong khi phỏng vấn nạn nhân thì cảnh sát đưa tin là hung thủ cuối cùng của vụ khủng bố trạm xe của cô, tên Yasuo Hayashi đã bị sa lưới, ở tận một hải đảo xa xôi hẻo lánh tên Ishigaki.
Yasuo Hayashi được gọi là “cổ máy giết người”, kẻ gây tội ác bằng cách thả 3 gói sarin ở nhà ga Akibahara làm chết 8 người và làm bị thương 250 người. Hayashi cho biết, “đã chán ngấy cuộc sống lẫn trốn quá lâu”.
Dĩ nhiên, bắt được Hayashi không lật ngược lại được những tổn thương mà hắn đã gây ra. Những gì đã mất vào ngày 20-3-1995 sẽ không bao giờ khôi phục lại được. Dù thế, vẫn cần phải có một ai đó kết thúc câu chuyện, là tóm cổ hắn.
Những trí thức điên cuồng ngu xuẩn, những tư tưởng ảo vọng, những lý thuyết độc hại luôn luôn gây tác hại trầm trọng cho xã hội, cho loài người, tệ hại nhất là chủ nghĩa Cộng Sản, với 100 triệu nạn nhân.

Theo vietbao.com

2017年8月11日by tuan
不動産投資のマメ知識

Tướng Mỹ cảnh báo chỉ cần 15 phút Triều Tiên sẽ trở về số 0 , nếu anh KIM tấn công Guam,

Bình Nhưỡng dọa tấn công Guam, tướng Mỹ tuyên bố có thể xóa sổ Triều Tiên trong 15 phút
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong một sự kiện tại Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters

Một tướng Không quân về hưu ngày 7/8 tuyên bố Mỹ có thể san bằng CHDCND Triều Tiên chỉ trong 15 phút nếu Bình Nhưỡng tấn công hạt nhân lãnh thổ Mỹ và Hàn Quốc.

Hãng Fox News (Mỹ) dẫn lời Tướng 3 sao về hưu Tom McInerney nhận định: “Nếu Triều Tiêntrả đũa hạt nhân chúng ta, chỉ vài phút sau đợt tấn công đầu vào Seoul, sẽ chẳng có gì còn lại”.

“Với trung tâm cảnh báo trên không về vũ khí hạt nhân, chúng tôi thường gọi là ‘đầu chụp’ và Mỹ bắt đầu gia tăng các lực lượng khác… thì Triều Tiên sẽ không tồn tại sau 15 phút”, ông McInerney cho hay.

Tờ Business Insider (Mỹ) khẳng định rằng trong trường hợp Triều Tiên tấn công đảo Guam, những tên lửa đạn đạo liên lục địa của Không quân Mỹ luôn sẵn sàng “ra trận” bất cứ lúc nào và lực lượng máy bay ném bom cũng tương tự. Đảo Guam hiện là nơi đồn trú của hàng nghìn binh sĩ Mỹ.

Ngày 8/8, tờ Washington Post (Mỹ) đưa tin tình báo nước này khi báo cáo về diễn biến của chương trình hạt nhân Triều Tiên đã kết luận rằng Bình Nhưỡng có khả năng sản xuất đầu đạn hạt nhân thu nhỏ lắp vừa vào tên lửa. Bên cạnh đó, tình báo Mỹ cho rằng Triều Tiên hiện nắm trong tay khoảng 60 thiết bị hạt nhân.

Từ những diễn biến trên, Tướng 3 sao về hưu McInerney đã “hiến kế” để giảm thiểu nguy hiểm trong vùng Thái Bình Dương.

“Tôi cho rằng nên hình thành tổ chức về hiệp ước chính trị khu vực, tương tự như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tôi cũng đề xuất Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Philippines, Thái Lan và nhiều quốc gia khác thành lập một bức tường thành không chỉ để chống lại Triều Tiên mà còn cả sự bành trướng của Trung Quốc. Nên có nhiều Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD)… Tôi thấy cần tăng thêm lực lượng hải quân và không quân của Mỹ trong khu vực”.

Trong một diễn biến khác, ngày 6/8, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley tuyên bố “mọi giải pháp”, bao gồm cả quân sự, vẫn có hiệu lực đối với các mối đe dọa từ Triều Tiên. Bà Nikki khẳng định: “Mỹ sẽ phản ứng dựa trên các hành vi của Triều Tiên. Chúng tôi hy vọng họ không làm điều gì quá đà. Họ cần dừng các động thái liều lĩnh này”.

2017年8月11日by tuan
Page 4 of 18« First...«3456»10...Last »

Bài gần đây

  • Chiếc xe ô tô bị đâm nát, sở cảnh sát Nhật Bản đem về “thờ” và câu chuyện khiến nhiều người rơi nước mắt
  • Cố thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ ra điều người Nhật vượt trội tất cả các quốc gia châu Á, riêng Singapore mất 10-15 năm mới gần bằng họ
  • Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Người Nhật làm việc như những con kiến, sống trong chuồng thỏ nhưng sản xuất những sản phẩm hoàn hảo nhất”
  • Chỉ với một câu nói, Nhật Bản đã giúp Singapore trở thành “hòn đảo trí thức” phồn thịnh hàng đầu của châu Á .
  • Cách người Nhật cải tạo đất hoang ở Trung Quốc , sau 5 năm mọi thứ đều bất ngờ

TÌM KIẾM

Xã hội

Facebook

 

© 2017 copyright Vietnam blog// All rights reserved //